【giải uc】Bỏ công chức giáo viên: Cần giám sát theo cơ chế thị trường
Việc Bộ GD-ĐT sẽ thí điểm bỏ công chức,ỏcôngchứcgiáoviênCầngiámsáttheocơchếthịtrườgiải uc viên chức giáo viên đang thu hút sự chú ý của dư luận. Việc làm này nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay; tuy nhiên nếu đưa vào triển khai sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hàng triệu giáo viên trên cả nước.
Cần cơ chế cải tổ đồng bộ từ trên xuống
Từng có nhiều năm học tập và nghiên cứu về giáo dục Việt Nam cũng như giáo dục Nhật Bản, Chuyên gia Nguyễn Quốc Vương, Nghiên cứu sinh tại đại học Kanazawa Nhật Bản, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả cuốn sách “Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản” ủng hộ việc cần có cơ chế thanh lọc, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để từ đó tạo ra luồng gió mới cho ngành giáo dục. Cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho những người có năng lực thực sự có cơ hội phát triển, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ không phải ngồi chờ có người về hưu mới được tuyển dụng.
Giảng viên Nguyễn Quốc Vương, nghiên cứu sinh Kanazawa Nhật Bản, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả cuốn sách “Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản”
Tuy nhiên khi bàn về vấn đề này, Giảng viên Nguyễn Quốc Vương cũng không khỏi băn khoăn về việc nếu bỏ công chức, viên chức, giao hiệu trưởng toàn quyền tuyển chọn nhân sự sẽ biến hiệu trưởng thành “vua một cõi”.
Giảng viên này lo ngại rằng, nếu không có cơ chế cải cách bộ máy hành chính giáo dục, có cơ quan giám sát hiệu trưởng thì việc bỏ công chức, viên chức không chỉ nguy hiểm với những người nhà nước “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, mà ngay cả những người có năng lực thực sự nhưng nếu không được lòng hiệu trưởng, cấp trên cũng khó sống! Hay làm sao để ngăn chặn chuyện “cả nhà làm quan”, tuyển người nhà thay người tài còn nhiều bất cập như hiện nay?
“Bộ máy hành chính giáo dục của ta hiện nay mang tính tập trung rất lớn, tức tính tự chủ của giáo viên còn thấp. Chính yếu tố trung ương tập quyền, quan liêu như vậy sẽ cản trở cải cách, do đó nếu muốn sắp xếp lại việc quản lý giáo dục thì việc cải cách hành chính giáo dục, tìm ra cách nào đó để bộ máy hành chính mang tính dân chủ hơn sẽ phải được ưu tiên thực hiện trước việc bỏ hay không biên chế đối với giáo viên”.
Từng có nhiều năm học tập, nghiên cứu về giáo dục tại Nhật Bản, chuyên gia cho hay, giáo viên tại đây cũng thực hiện chế độ hợp đồng theo 3 mức: hợp đồng thử việc ngắn hạn, hợp đồng có thời hạn và hợp đồng vĩnh viễn; hiệu trưởng là người có toàn quyền quyết định việc này, song vẫn chịu sự giám sát của Ủy ban giáo dục.
Đây là cơ quan chuyên trách về giáo dục có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của các trường. Thành viên trong Ủy ban bao gồm những nhà quản lý giáo dục, các giáo viên từng đứng lớp, lãnh đạo chính quyền địa phương và cả những người ngoài ngành giáo dục nhưng có quan tâm đặc biệt tới lĩnh vực này cũng được xem xét, phê duyệt tham gia vào công tác quản lý giáo dục. Việc tạo cơ hội cho nhiều thành phần cùng tham gia đánh giá, giám sát sẽ tạo ra tính minh bạch và dân chủ trong hoạt động giáo dục tại các trường.
Nên có cơ chế thị trường để giám sát hiệu trưởng?
Theo TS Nguyễn Khánh Trung, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục IRED, với chế độ công chức như hiện nay, chỉ đến khi vi phạm nghiêm trọng, giáo viên mới bị đưa ra khỏi hệ thống, như vậy sẽ có những người ngồi im “ngoan ngoãn” để hưởng thái bình.
Đồng quan điểm với giảng viên Nguyễn Quốc Vương, TS Khánh Trung cho rằng để làm được điều này thì không chỉ cải cách chế độ liên quan đến giáo viên, mà phải cải cách đồng bộ cách thức quản lý trong giáo dục hiện nay. “Khuynh hướng cải cách đang xảy ra tại nhiều nước trên thế giới hiện nay là áp dụng hình thức quản lý theo cơ chế thị trường (hay là bán thị trường) để tạo động lực cho sự phát triển của hệ thống giáo dục.
TS Nguyễn Khánh Trung, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục IRED
Nếu trong kinh tế, sự điều tiết của thị trường chủ yếu dựa trên chất lượng sản phẩm và giá cả, thì trong giáo dục, sự điều tiết dựa trên sự chọn lựa của người dân và chất lượng của dịch vụ được cung cấp”, TS Trung cho hay.
Theo cách này, sẽ có nhiều sự lựa chọn cho người dân trong việc chọn lựa trường lớp cho con em. “Trường nào đào tạo chất lượng, tận tình thì họ sẽ chọn, ngược lại sẽ phải đóng cửa vì không có học sinh. Ngân sách của Nhà nước cũng sẽ phân bố dựa trên sự lựa chọn của người dân”.
“Để làm được như thế thì hiệu trưởng phải được phân quyền như chủ một doanh nghiệp, có quyền tuyển người và bố trí người để thực hiện những chiến lược của trường mình, tạo ra dấu ấn cá nhân, tạo ra nhãn mác cho trường. Lẽ dĩ nhiên, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm về số phận của ngôi trường trước sự phán xét của người dân và xã hội thông qua hành động lựa chọn của họ”, TS Trung đưa ra ý kiến.
Bằng hình thức này, TS Trung cho rằng các trường có thể ký kết với giáo viên theo hình thức hợp đồng dài ngắn hạn khác nhau. Song song với đó, pháp luật cũng cần bảo vệ người lao động nhất là nghề giáo, không gây căng thẳng cho giáo viên và trọng dụng những người thực tài, khuyến khích sự sáng tạo, sự chủ động của giáo viên. Như vậy, nếu như hiệu trưởng không đủ sức để thuyết phục phụ huynh thì sẽ thất bại và buộc bị loại ra khỏi cuộc.
Giảm bớt phòng ban, hội họp để tăng lương giáo viên
Khi nói về chuyện bỏ công chức, viên chức giáo viên, nhiều ý kiến chuyên gia tỏ ra lo ngại về việc đảm bảo đời sống cho giáo viên bằng cách nào? Là người hoạt động trong ngành giáo dục, TS Nguyễn Khánh Trung thẳng thắn nhìn nhận lương bổng của giáo viên ở nước ta lâu nay là một câu chuyện luẩn quẩn và vô lý. Vấn đề không phải là thiếu tiền mà do phân bố ngân sách chưa hợp lý, do cách tư duy và phương pháp tổ chức hệ thống có vấn đề.
Do đó, chuyên gia này khuyến nghị nên giảm bớt các phòng ban, tinh giản trong các cấp quản lý, dẹp bỏ những hội họp, các phong trào không cần thiết… để dồn mọi nguồn lực cho hoạt động dạy và học của thầy và trò trong các trường học, trong đó có việc tăng lương cho các giáo viên.
“Nhà nước phải có những chính sách lương bổng sao cho người giáo viên phải sống được với nghề và có thể tập trung vào công việc, không cần nghĩ đến chuyện lén lút dạy thêm bên ngoài nhà trường nữa. Lương biên chế lâu nay thì chỉ có “ổn định” theo hướng là các giáo viên sống cầm chừng chứ đâu có no đủ gì”, TS Trung nói.
Còn tại Phần Lan, những người đã làm nghề giáo sẽ không phải có bất cứ lo toan nào về đời sống. Mức lương giáo viên cho phép họ sống thoải mái mà không cần dạy thêm hay làm bất cứ nghề nào khác. Do đó người giáo viên có thể toàn tâm toàn ý thực hiện công tác giảng dạy. Bên cạnh đó họ được tự do trong nghề nghiệp, cũng không bị áp lực trong chuyện thi đua, khen thưởng hay văn hóa điểm số gây căng thẳng./.
Theo VOV
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tây Ninh Smart
- ·Nhật Bản xem xét tái ban bố tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo, Osaka
- ·Gỡ ‘nút thắt’ phát triển nhà ở xã hội
- ·Đà Nẵng: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2020 tăng gần 20,5%
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Trao giải ‘ATGT cho nụ cười trẻ thơ’ năm học 2021
- ·3 nữ sinh giành giải thưởng hơn 2 tỷ đồng với ý tưởng băng vệ sinh tự hủy
- ·Nâng cao nghiệp vụ kiểm soát hải quan
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Phương thức xét tuyển học bạ THPT năm 2022 của 200 trường đại học
- ·Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Mô hình ‘đại học thu nhỏ’ ở bậc phổ thông tại Vinschool
- ·Bạn đã biết cách ‘hỏi thăm’ về cơ hội việc làm?
- ·Cô giáo Tây Nguyên dạy lập trình miễn phí cho học trò nghèo
- ·Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- ·Cà Mau xác nhận vụ 'hiệu phó trường chuyên bắt học sinh ăn đồ từ thùng rác'
- ·Hội nghị Ngoại trưởng G7: Tập trung vào Ấn Độ Dương
- ·EU nỗ lực giảm phụ thuộc nước ngoài về chip và nguyên dược liệu
- ·Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- ·Nam sinh 20 tuổi chế hàng trăm siêu máy bay, vận tốc hơn 180km/h