【tỷ lệ bóng đá tivi】Mỹ, Pháp, Nhật gồng mình chống dịch, Anh bắt đầu kế hoạch mở cửa kinh tế

Các nước vẫn đang nỗ lực hết sức để kiềm chế đại dịch lây lan. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Nhân dân

Trung tâm dự phòng và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ CDC cũng cho biết thêm rằng hơn 106,ỹPhápNhậtgồngmìnhchốngdịchAnhbắtđầukếhoạchmởcửakinhtếtỷ lệ bóng đá tivi2 triệu người đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine COVID-19, trong khi gần 62 triệu người đã tiêm đầy đủ 2 mũi.

Tại Mỹ, vaccine 2 liều của Moderna và Pfizer – BioNTech, cũng như vaccine 1 liều duy nhất của Johnson & Johnson là hai loại vaccine được sử dụng.

Nhìn chung, không chỉ riêng Mỹ, các nước đều đang nỗ lực tiêm chủng trước tình trạng dịch bệnh vẫn đang tiếp tục lây lan.

Trang CNA ngày 5/4 đưa tin, Pháp đang bước vào đợt phong tỏa thứ ba, số bệnh nhân COVID-19 cần chăm sóc đặc biệt tính đến ngày 4/4 đã tăng 68 người lên thành 5.241 bệnh nhân.

Các trường học và cửa hàng không thiết yếu tại nước này sẽ phải đóng cửa trong vòng 4 tuần khi chính phủ vẫn đang nỗ lực kiểm soát tình hình đại dịch và tránh làm các bệnh viện trở nên quá tải.

Tổng thống Emmanuel Macron đã cam kết tăng số giường bệnh khu điều trị chăm sóc đặc biệt (ICU), đồng thời cố gắng đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng.

Cũng trong diễn biến dịch bệnh trên thế giới,khoảng 70% bệnh nhân COVID-19 được xét nghiệm tại bệnh viện Tokyo vào tháng trước đã mang một loại đột biến có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine.

Báo cáo đưa ra ngày 4/4 cho thấy, tại Bệnh viện Đại học Y và Nha Khoa Tokyo, đột biến E484K, được một số nhà khoa học đặt biệt danh là “Eek” đã được tìm thấy trong 10/14 người có kết quả dương tính với virus.

Trong hai tháng tính đến tháng 3, 12 trong số 36 bệnh nhân COVID-19 mang biến thể này lại không có bất kỳ ai đã đi du lịch nước ngoài hoặc có tiếp xúc với những người mắc bệnh.

Trước thềm Thế vận hội Tokyo dự kiến bắt đầu vào tháng 7, Nhật Bản đang phải vật lộn với một đợt lây nhiễm mới. Các chuyên gia y tế đặc biệt lo ngại về sự lây lan của các chủng đột biến, nhất là giữa lúc các cuộc tiêm chủng quy mô lớn thực hiện ở nước này nhìn chung vẫn chưa bắt đầu.

Được hỗ trợ bởi chiến dịch triển khai tiêm chủng nhanh thuộc hàng nhanh nhất trên thế giới, Thủ tướng Anh Boris Johnson đặt ra kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế và khởi động lại hoạt động đi lại quốc tế vào ngày 5/4, sau khi ông cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh.

Theo đó, khi phần lớn châu Âu bước vào các đợt phong tỏa mới để giải quyết số ca nhiễm mới đang ngày càng gia tăng, Thủ tướng Boris Johnson sẽ đưa ra bản cập nhật về kế hoạch của mình nhằm giảm bớt các hạn chế trong những tháng tới. Đây được xem là một bước tiến lớn đối với một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch.

Dự kiến, thủ tướng sẽ xác nhận rằng các cửa hàng bán lẻ không thiết yếu, cũng như dịch vụ phục vụ ngoài trời và tiệm làm tóc ở Anh có thể mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 12/4. Những thông tin chi tiết về hộ chiếu vaccine và hoạt động đi lại, du lịch quốc tế cũng sẽ được thông báo cụ thể.

Với các hãng hàng không đã và đang chiến đấu để tồn tại sau 1 năm gần như đóng băng hoạt động thì kế hoạch của chính phủ Anh là sẽ sử dụng hệ thống đèn giao thông để xếp loại các quốc gia dựa trên mức độ lây nhiễm và tiêm chủng, đang mang lai một tia sáng đầy hi vọng.

Theo kế hoạch hiện tại, hoạt động đi lại quốc tế sẽ không tiếp tục sớm nhất là đến ngày 17/5.

Việc nới lỏng dần các quy tắc cũng sẽ được hỗ trợ bởi sự gia tăng khả năng cung cấp xét nghiệm. Trong đó mọi người dân ở Anh đều có quyền thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 2 lần/tuần để ngăn ngừa khả năng tái bùng dịch và phát hiện các ca nhiễm không có triệu chứng.

“Khi chúng ta đang tiếp tục đạt được tiến bộ tốt trong chương trình vaccine của mình và với lộ trình nới lỏng hạn chế một cách thận trọng đang được tiến hành, việc xét nghiệm thường xuyên thậm chí còn quan trọng hơn để đảm bảo những nỗ lực này sẽ không bị lãng phí”, Thủ tướng Anh Boris Johnson nhấn mạnh.

Được biết, Vương quốc Anh đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch với gần 127.000 người tử vong - cao thứ 5 thế giới, chỉ sau Mỹ, Brazil, Nga và Ấn Độ.

Năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này giảm 9,8%, mức giảm sâu nhất trong hơn 3 thế kỷ và cũng thuộc top những mức giảm sâu nhất thế giới.

Hạnh Nhi(Lược dịch từ CNA & Reuters & Worldmeters)