【union saint gilloise】Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024: Động lực cho phát triển kinh tế số

 人参与 | 时间:2025-01-25 00:18:54

Ngày Chuyển đổi số quốc gia nhận được sự hưởng ứng từ địa phương

Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022,ưởngứngNgàyChuyểnđổisốquốcgiaĐộnglựcchopháttriểnkinhtếsốunion saint gilloise Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Chủ đề của Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.

Tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia là đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nhằm nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Tuần lễ Chuyển đổi số diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Minh Hiệp

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc năm 2024 được diễn ra trên phạm vi toàn quốc bao gồm: Phát động phong trào thi đua hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024; Phát động và tổ chức chương trình "Tháng 10 - Tháng tiêu dùng số"; Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024; Tổ chức chương trình Ngày Chuyển đổi số quốc gia: ngày 10 tháng 10 năm 2024; Tìm kiếm và tôn vinh các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong triển khai chuyển đổi số quốc gia.

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Tin học thành phố tổ chức sự kiện Tuần lễ Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh năm 2024 từ ngày 22 đến 23/10. Sự kiện thu hút sự quan tâm của các cơ quan, doanh nghiệp và người dân với chủ đề "Công nghệ số - Động lực tăng trưởng mới của Thành phố Hồ Chí Minh".

Triển lãm trong khuôn khổ sự kiện giới thiệu hơn 50 gian hàng trưng bày các sản phẩm, giải pháp công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng của thành phố. Sự kiện tạo cơ hội kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số toàn diện cho TP. Hồ Chí Minh.

Tại Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức lễ phát động chiến dịch chuyển đổi số, kết nối trực tuyến tới 29 quận, huyện. Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Minh Hải nhấn mạnh, thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong chuyển đổi số, với ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHaNoi" làm kênh tương tác trực tuyến hiệu quả.

Hà Nội cũng phát động phong trào "Ba sẵn sàng": sẵn sàng điện thoại thông minh, định danh điện tử, và kỹ năng số. Các tổ chuyển đổi số cộng đồng sẽ hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn.

Tại tỉnh Yên Bái, hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia nhiều hoạt động như trình chiếu phóng sự kết quả chuyển đổi số, trao giải cuộc thi trực tuyến về an toàn thông tin, và giới thiệu nền tảng số, thiết bị thông minh đã được tổ chức. 6 doanh nghiệp bưu chính - viễn thông trên địa bàn đã trình bày các sản phẩm số và hướng dẫn cài đặt ứng dụng, mang lại trải nghiệm phong phú cho người dân.

Còn tại Hậu Giang, tỉnh này đã ban hành kế hoạch phát động phong trào thi đua chuyển đổi số kéo dài 60 ngày đêm từ ngày 10/10 đến 10/12/2024, nhằm nâng cao tỷ lệ xử lý trực tuyến hồ sơ và chuyển đổi thiết bị di động từ 2G lên 3G/4G/5G. Tỉnh hướng đến tỷ lệ 60% hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) được xử lý trực tuyến, và 100% hồ sơ được số hóa. Phong trào được tổ chức đồng bộ trên toàn tỉnh, với sự tham gia của UBND các cấp và các doanh nghiệp viễn thông.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, Đồng Văn Thanh nhấn mạnh, việc đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ là chìa khóa để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền.

Cơ hội và thách thức

Theo TS. Nguyễn Nhật Tân - Khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP. Hồ Chí Minh, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích to lớn cho địa phương, doanh nghiệp như tăng năng suất, giảm chi phí và phục vụ người dân, khách hàng tốt hơn thông qua việc khai thác dữ liệu và tự động hóa quy trình. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất vẫn là việc thay đổi tư duy và nhận thức của tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt là từ phía người đứng đầu. Chuyển đổi số không chỉ là một quá trình về công nghệ mà còn là sự thay đổi toàn diện trong cách vận hành và quản lý.

Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (diễn ra ngày 19/7/2024), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là công nghệ. Người đứng đầu phải trực tiếp tham gia vào quá trình này để tạo ra sự chuyển đổi thực sự trong tổ chức. Chỉ khi có sự lãnh đạo mạnh mẽ và quyết tâm từ người đứng đầu, quá trình chuyển đổi số mới có thể đạt được thành công.

Bên cạnh đó, để quản lý theo mục tiêu thì có một việc quan trọng là phải đo đạc, đánh giá được một cách khách quan. Nếu đánh giá dựa trên báo cáo thì độ chính xác không cao, do vậy, khó đánh giá được cán bộ. Dịch vụ công trực tuyến toàn trình của các tỉnh đã có lúc được báo cáo là trên 30%, nhưng vừa qua khi đo trực tiếp từ hệ thống công nghệ thông tin của các tỉnh thì chỉ được 17%.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát triển hệ thống đo trực tuyến, kết nối online thẳng vào các hệ thống công nghệ thông tin của Bộ, ngành và địa phương. Lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương cũng sẽ có số liệu chính xác về chuyển đổi số cấp mình một cách tức thời, để có thể chỉ đạo thúc đẩy công tác chuyển đổi số cấp mình. Thủ tướng Chính phủ có số liệu chính xác để đánh giá cán bộ.

Quản lý theo mục tiêu thì giao những mục tiêu thiết thực, định lượng được và sau đó đo lường và công bố số liệu, ít nhất là hàng tháng. Chuyển đổi từ cấp dưới báo cáo, cấp trên tổng hợp sang đo lường số liệu online là một sự chuyển đổi quan trọng trong quản lý nhà nước, là chuyển đổi số trong công tác quản lý.

Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm việc với người đứng đầu các Bộ, ngành và địa phương thể hiện sự quyết tâm rất cao của người đứng đầu Chính phủ về chuyển đổi số. Coi chuyển đổi số là nội hàm chính của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Coi chuyển đổi số là phát triển chất lượng cao. Coi chuyển đổi số là động lực chính cho tăng trưởng. Coi dữ liệu là yếu tố sản xuất chính của kinh tế số. Coi chuyển đổi số là giải pháp chính cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Coi chuyển đổi số là phương thức quản trị quốc gia mới. Coi chuyển đổi số là lợi thế cạnh tranh quốc gia. Nếu quan trọng như vậy thì người đứng đầu phải vào cuộc. Người đứng đầu phải thực sự muốn làm, trực tiếp làm và thành thạo sử dụng là yếu tố mang tính quyết định thành công.

Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024 đã và đang mang lại những chuyển biến tích cực trong quá trình phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Với sự tham gia đồng bộ của các tỉnh, thành phố và sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức, đặc biệt là sự quyết liệt của người đứng đầu chuyển đổi số sẽ tiếp tục là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và nâng cao năng suất lao động trong thời đại công nghệ số.

Duy Trinh

顶: 474踩: 57