【lich thi dau giao huu clb】Hộ gia đình xả nước thải sẽ phải nộp phí bảo vệ môi trường
Sửa để phù hợp với luật
Theộgiađìnhxảnướcthảisẽphảinộpphíbảovệmôitrườlich thi dau giao huu clbo báo cáo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành và địa phương, qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, quy định về phí BVMT đối với nước thải tại Nghị định 25, Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT đã có những tiến bộ so với trước đây, do đơn giản, thuận tiện, dễ thực hiện đối với cả người nộp phí khi kê khai và với cơ quan thu phí khi thẩm định.
Qua tổng hợp số liệu của 52 tỉnh/thành phố, tổng thu phí bảo vệ môi trường từ nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp từ năm 2013 - 2014 được 1.575,9 tỷ đồng.
Theo đánh giá chung, việc kê khai và tính phí đơn giản và thuận tiện hơn do chỉ phải lấy mẫu và tính phí biến đổi đối với 2 chất gây ô nhiễm là nhu cầu ô xy hóa học (COD) và chất rắn lửng lơ (TSS) thay vì phải lấy mẫu và khai phí theo 6 chất như trước đây (COD, TSS, thủy ngân, chì, Arsenic, cadmium).
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, Nghị định 25 mới chỉ quy định khung mức thu (mức tối đa), không quy định cụ thể tỷ lệ để lại, mà giao cho Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
Tại khoản 2 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2015 quy định: “Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp”. Bởi vậy, Bộ Tài chính đề xuất, cần quy định về tỷ lệ để lại trong nghị định để phù hợp với quy định của Luật Ban hành VBQPPL và Luật Phí và lệ phí.
Ngoài ra, kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận cho rằng: Tàu, thuyền đánh bắt thủy sản của ngư dân đang nộp phí BVMT do phát sinh nước thải ra môi trường; đề nghị không thu phí đối với đối tượng này, vì tàu, thuyền đánh bắt hải sản của ngư dân không phải là cơ sở sản xuất, chế biến.
Hơn nữa, một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định: Hộ gia đình là người nộp phí BVMT, vì theo quy định hiện hành thì nước thải từ hộ gia đình thuộc đối tượng chịu phí.
Hộ gia đình phải nộp phí
Cũng theo Bộ Tài chính, Nghị định 25 (khoản 3 Điều 2) quy định đối tượng chịu phí BVMT là nước thải từ hộ gia đình. Tuy nhiên, chưa quy định hộ gia đình là người nộp phí.
Vì vậy, trên cơ sở kế thừa quy định hiện hành còn phù hợp về người nộp phí, Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ bổ sung quy định hộ gia đình là người nộp phí.
Cụ thể, đối với mức phí, kế thừa quy định hiện hành còn phù hợp, quy định tại dự thảo nghị định như sau:
“1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của 1 m3 (một mét khối) nước sạch, nhưng tối đa không quá 10% (mười phần trăm) giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch) thì HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức phí áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình sử dụng nước, tương ứng với số phí trung bình một người sử dụng nước từ hệ thống nước sạch phải nộp tại địa phương."
7 đối tượng sẽ không chịu phí
Trong thời gian qua, một số địa phương phản ánh có trường hợp tàu, thuyền đánh bắt hải sản của ngư dân phải nộp phí BVMT do phát sinh nước thải ra môi trường. Vì vậy, đề nghị không thu phí đối với đối tượng này.
Trong khi đó, tại Nghị định 25 quy định đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải là nước thải thải ra từ các cơ sở sản xuất, chế biến; các tổ chức và hộ gia đình. Theo đó, tàu, thuyền đánh bắt hải sản của ngư dân không phải là cơ sở sản xuất, chế biến, mà chỉ là phương tiện đánh bắt hải sản, vì vậy không phải nộp phí BVMT đối với nước thải.
Mặt khác, việc phát triển đội tàu đánh bắt hải sản trên biển là chính sách ưu tiên, khuyến khích của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay để góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Để tránh vướng mắc trong thực tế về đối tượng này, Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ bổ sung tại Điều 4 (khoản 7) dự thảo Nghị định về đối tượng không chịu phí là “Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy, hải sản”.
Theo dự thảo, 7 đối tượng không chịu phí, cụ thể:
" 1. Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường;
2. Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;
3. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;
4. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;
5. Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng;
6. Nước mưa tự nhiên chảy tràn.
7. Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy, hải sản.”./.
Đức Minh