Theôngđểchínhsáchlàmộtloạiquảđẹpnhưngkhôngănđượtỉ số truc tuyeno báo cáo tại Hội nghị, tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2019, trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản có khoảng 1.500 doanh nghiệpthành lập mới, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,5% tổng số doanh nghiệp thành lập mới.
Lũy kế, tổng số doanh nghiệp nông nghiệp hiện nay là 9.235 doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản cũng có tốc độ tăng cao nhất – 22,8%.
“Đây được xem là kết quả bước đầu do tác động từ các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tưvào nông nghiệp nông thôn được ban hành theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP”, ông Võ Thành Thống, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định.
Ông Võ Thành Thống, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thanh Tân. Tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, hiện việc ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Trung ương đã cơ bản đầy đủ. Cụ thể, về phía các Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT ngày 06/12/2018 tập trung hướng dẫn thực hiện một số nội dung về: Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; Nghiệm thu hạng mục hoặc toàn bộ dự ánđược hỗ trợ; Hướng dẫn ban hành quyết định chủ trương đầu tư về Danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh; Nguồn vốn và lồng ghép nguồn vốn thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Thực hiện hỗ trợ sau đầu tư cho doanh nghiệp.
Bộ Công thương đã có Quyết định số 176/QĐ-BCT ngày 28/1/2019 về Danh mục sản phẩm cơ khí chế tạo, linh kiện, máy nông nghiệp và sản phẩm phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bộ Khoa học và Công nghệ có Thông tư số 02/2019/TT-BKHCN trong đó quy định danh mục 60 loại hình công nghệ được hỗ trợ Danh mục công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao Điều 9 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia được hỗ trợ theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP. Tuy vậy, còn 02 nhiệm vụ được giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là quy định về tiêu chuẩn bò thịt, bò sữa và tiêu chí dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ theo Nghị định 57 mới được Bộ NN&PTNT dự thảo xin ý kiến.
Về phía các địa phương, theo quy định tại Điều 19 Nghị định 57/2018/NĐ-CP, địa phương được giao ban hành 05 cơ chế, chính sách để thực hiện Nghị định 57. Tuy nhiên, tổng hợp từ báo cáo của các địa phương gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay mới chỉ có 20/63 địa phương đã ban hành chính sách đặc thù về hỗ trợ doanh nghiệp. Đặc biệt là chưa tỉnh nào ban hành cơ chế thúc đẩy tập trung đất đai (không tính các cơ chế thí điểm cũ); 03/63 tỉnh ban hành quyết định chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích đầu tư; 05/63 tỉnh ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh; 04/63 tỉnh ban hành định mức hỗ trợ chi tiết.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Thanh Tân. Các địa phương trong quá trình triển khai cũng đã gặp nhiều vướng mắc trong quá trình ban hành chính sách tại địa phương. Từ năm 2018 đến nay, đã có trên 20 kiến nghị của các địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề nghị giải đáp, hướng dẫn thực hiện Nghị định 57/2018/NĐ-CP. Và ngay tại Hội nghị, đại diện của các địa phương như Hà Nam, Phú Thọ, Quảng Ninh, đại diện doanh nghiệp trồng Mắc ca tại Điện Biên, hay doanh nghiệp Chế biến Nông sản Xanh tại Ninh Bình,…đều đã nhắc đến những vướng mắc trong việc triển khai Nghị định 57. Trong đó, tập trung vào các vấn đề liên quan đến hỗ trợ vốn, tích tụ đất đai.
Trong thời gian tới, để Nghị định 57/2018/NĐ-CP đi sâu hơn vào cuộc sống, tại Hội nghị, Bộ Kế hoạch đã đề ra nhiều giải pháp. Trong đó, đề nghị các Bộ và địa phương khẩn trương ban hành các văn bản để thực hiện Nghị định 57/2018/NĐ-CP. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành tiêu chuẩn bò thịt, bò sữa và tiêu chí dự án ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; Bộ Công Thương ban hành bổ sung Danh mục sản phẩm phụ trợ được hỗ trợ sản xuất theo Nghị định 57; Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành Cơ chế, chính sách nhằm thực hiện chủ trương tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao theo yêu cầu của Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Phía các địa phương phải khẩn trương ban hành 05 chính sách đã được giao tại Nghị định 57/2018/NĐ-CP. Đây là các hướng dẫn quan trọng, đảm bảo khi có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có thể giải ngân hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tích cực tuyên truyền, phổ biến Nghị định 57 tới cộng đồng doanh nghiệp; hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách trung ương cho các địa phương. Sơ bộ đến nay các địa phương đã rà soát và đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ cho 582 dự án nông nghiệp, nông thôn là 4.506 tỷ đồng (ngân sách TW là 3.830 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 676 tỷ đồng nghiệp). Với tổng mức đầu tư các dự án là 80.803 tỷ đồng, thì mức vốn nhà nước hỗ trợ các dự án chỉ bằng khoảng 5,6% tổng mức đầu tư dự án.
Các đại biểu thăm quan gian hàng nông sản của Doanh nghiệp tại Hội nghị. Ảnh: Thanh Tân. Để hiện thực hóa các cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, sớm đưa Nghị định 57/2018/NĐ-CP vào cuộc sống, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 1.200 tỷ đồng cho các địa phương để thực hiện Nghị định 57 từ nguồn dự phòng ngân sách TW năm 2019 (văn bản số 3460/BKHĐT-KTNN ngày 24/5/2019).
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Thành Thống đã nhấn mạnh: Các chính sách hỗ trợ đã cơ bản đầy đủ từ chính sách hỗ trợ thủ tục hành chính, hạ tầng, bảo hiểm, liên kết, tín dụng… nhưng số lượng doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp hiện chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Trong đó số doanh nghiệp nông lâm, thủy sản chiếm trên dưới 1%.
“Những số liệu này đủ sức thuyết phục nói lên rằng hệ thống chính sách của chúng ta còn hạn chế, mà nguyên nhân xuất phát từ cả từ 2 phía: chính sách và thực thi chính sách. Do đó, mỗi cấp chính quyền phải thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao để chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sớm đi vào cuộc sống, để chính sách không phải là ‘một loại quả đẹp nhưng không ăn được’ ”, ông Thống khẳng định.
顶: 887踩: 6876
【tỉ số truc tuyen】Không để chính sách là “một loại quả đẹp nhưng không ăn được”
人参与 | 时间:2025-01-11 06:54:59
相关文章
- Chuyên Gia AI
- Sản xuất thuốc Nam giả mạo nhãn hiệu Kháu Vài Lèng, Đại tràng HG thu lời bất chính
- Tiếp tục phát hiện, tạm giữ hơn 40.000 quyển sách có dấu hiệu giả mạo Nhà xuất bản Giáo dục
- Baby Gourmet Foods thu hồi ngũ cốc hữu cơ cho trẻ em vì nguy cơ nhiễm khuẩn
- Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- Nguy hại khi dùng thuốc nhỏ mắt không theo chỉ dẫn của bác sĩ
- An Giang: Phát hiện cửa hàng kinh doanh nhiều mẫu kim loại màu vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Chuyển đổi CO2 thành khí tự nhiên
- Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- Kiên Giang: Phát hiện, tạm giữ hơn 6.300 bao thuốc lá điếu nhập lậu
评论专区