VHO - Tại phiên họp của kỳ họp thứ 7,ệcbốtrívốnđãcụthểhóaquanđiểmchủtrươngcủaĐảngvềpháttriểnvănhóltđ bđ Quốc hội khoá XV vào sáng 3.6, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục (VHGD) của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban tán thành với sự cần thiết đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá giai đoạn 2025 - 2035 như Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình của Chính phủ.
Ông Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, việc đầu tư Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; tiếp tục khẳng định các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước; góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển văn hóa đề ra trong các nghị quyết của Đảng.
Việc thực hiện Chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Về trình tự, thủ tục xây dựng Chương trình, Ủy ban nhận thấy việc xây dựng, thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình về cơ bản đã tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ về Chương trình đã được Chính phủ chuẩn bị nghiêm túc, chỉnh sửa nhiều lần trên cơ sở tiếp thu góp ý của các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước.
Về sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan, Ủy ban cho rằng, Chương trình được xây dựng về cơ bản phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030; Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 và một số chiến lược có nội dung liên quan.
Về hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của Chương trình, Ủy ban nhận thấy việc xây dựng Chương trình sẽ có tác động tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, nội dung này chưa được đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể, đầy đủ trong Hồ sơ. Đây là những căn cứ quan trọng để xem xét quyết định chủ trương đầu tư của Chương trình; đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, bổ sung, làm rõ và sâu sắc hơn các tác động của Chương trình.
Về dự kiến nguồn lực thực hiện Chương trình, báo cáo thẩm tra của Uỷ ban VHGD nêu, Ủy ban cơ bản nhất trí với đề xuất của Chính phủ về tổng mức đầu tư và cho rằng việc Chính phủ thống nhất đề xuất bố trí nguồn lực lớn để thực hiện Chương trình đã cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa.
Về thời gian thực hiện Chương trình, đa số thành viên Ủy ban VHGD tán thành với Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, thời gian thực hiện Chương trình là 11 năm, phân chia thành 3 giai đoạn là hợp lý; có thời gian để các cơ quan chuẩn bị thực hiện Chương trình.
Về mục tiêu của Chương trình, Ủy ban nhận thấy các mục tiêu của Chương trình được xây dựng dựa trên các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển văn hóa trong các nghị quyết của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn về hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình
Về các nội dung thành phần của Chương trình, Ủy ban nhất trí với 10 nội dung thành phần của Chương trình và cho rằng các nội dung này đã phản ánh được đầy đủ yêu cầu về lý luận và thực tiễn phát triển văn hóa trong giai đoạn tiếp theo.