您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【bảng xếp hạng giải quốc gia nhật bản】Nhiều địa phương cam kết giải ngân hết kế hoạch vốn ODA năm 2020

Nhận Định Bóng Đá9946人已围观

简介Điểm cầu tại Bộ Tài chính. Ảnh: T.TTừ tháng 10 đến nay, Bộ Tài chính liên tục tổ chức các hội nghị t ...

hội nghị

Điểm cầu tại Bộ Tài chính. Ảnh: T.T

Từ tháng 10 đến nay,ềuđịaphươngcamkếtgiảingânhếtkếhoạchvốnODAnăbảng xếp hạng giải quốc gia nhật bản Bộ Tài chính liên tục tổ chức các hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Nhưng đây là lần đầu tiên hội nghị có sự tham dự của đại diện 6 ngân hàng phát triển là nhà tài trợ lớn của Việt Nam.

Hội nghị được trực tuyến đến 61 điểm cầu các địa phương trên cả nước.

Tốc độ giải ngân vẫn thấp so với mục tiêu đề ra

Chủ trì hội nghị, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, năm 2020, Bộ Tài chính tổ chức nhiều hội nghị thúc đẩy giải ngân, như giải ngân vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi; giải ngân riêng nguồn vốn WB...

“Việc thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi được đặc biệt quan tâm. Nỗ lực đó, giúp giải ngân có tiến triển tích cực, đặc biệt sau tháng 10, nên tốc độ giải ngân tăng khá so với năm 2019. Tuy nhiên, đến nay tốc độ giải ngân vốn vay ODA vẫn chậm so với kế hoạch. Giải ngân chung bình quân khối địa phương mới đạt 39,48% kế hoạch vốn, chưa đạt mốc 50%. Nhiệm vụ từ nay cuối năm chỉ còn 3 tuần, khối lượng còn lớn. Đặc biệt, các địa phương điều chỉnh kế hoạch và hứa với Thủ tướng Chính phủ giải ngân đạt 100%, thì khối lượng cần giải ngân trong thời gian tới là rất nhiều” - ông Trương Hùng Long nói.

Lưu ý thêm, theo ông Trương Hùng Long, đây là hội nghị cuối của năm 2020, nên trong hội nghị này, Bộ Tài chính mời đại diện của 6 nhà tài trợ, rà soát các nguyên nhân để thúc đẩy giải ngân.

Trình bày báo cáo tại hội nghị, bà Nguyễn Xuân Thảo - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, về nguồn ngân sách trung ương (NSTW) bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương tính đến ngày 30/11/2020, số giải ngân đạt tỷ lệ 41% so với dự toán (điều chỉnh). Có 4/62 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70% (dự toán đã điều chỉnh) là: TP. Hà Nội, Bình Định, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nguồn Chính phủ cho vay lại các địa phương, giải ngân đạt 38% so với dự toán được giao và 41% so với dự toán sau khi trừ số đề nghị hủy.

“Tỷ lệ giải ngân chung bao gồm cả phần NSTW bổ sung có mục tiêu và Trung ương cho vay lại là 39,5% dự toán được giao (trong đó, dự toán NSTW bổ sung có mục tiêu đã được điều chỉnh). Về giải ngân dự toán vốn đầu tư công năm 2019 kéo dài, đã giải ngân được 76% dự toán 2019 được chuyển nguồn và kéo dài” - bà Nguyễn Xuân Thảo cho biết.

Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng năm 2020 đã tăng hơn đáng kể so với 6 tháng đầu năm nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực của các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương. Mặc dù trị giá giải ngân tiếp tục tăng, song tốc độ tăng của 2 tháng giai đoạn này có dấu hiệu chậm lại do một số dự án không còn nhiều khối lượng công việc hoàn thành để thanh toán; các tỉnh Miền Trung phải tập trung ứng phó với tình hình thiên tai.

Tỷ lệ giải ngân/dự toán vốn đầu tư công 11 tháng là 41% vẫn là thấp so với mục tiêu đề ra (phần lớn các địa phương cam kết với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là sẽ đạt tỷ lệ giải ngân từ 90% trở lên). Trong khi đó, thời gian còn lại để giải ngân dự toán vốn đầu tư công 2020 chỉ còn chưa đầy 2 tháng.

Địa phương phải thực hiện lời hứa của mình

Từ điểm cầu TP. Hồ Chí Minh, đại diện của thành phố cho biết, do nhiều vướng mắc, tốc độ giải ngân vốn vay ODA và vay ưu đãi của thành phố hiện còn chậm. Tính đến cuối tháng 11/2020, mới giải ngân 1.611,9 tỷ đồng, đạt hơn 31% kế hoạch. Việc chậm giải ngân do vướng mắc của một số dự án lớn.

Đà Nẵng tiến độ giải ngân thấp, tính đến hết tháng 10, giải ngân mới đạt 25%, trong đó vốn cấp phát là 20%. Dự kiến đến hết tháng 1/2020, sẽ giải ngân đạt 63,5%.

Sau báo cáo của Đà Nẵng, ông Trương Hùng Long cho biết, tại hội nghị trước đó, Đà Nẵng hứa với Thủ tướng Chính phủ, sau khi giảm kế hoạch phấn đấu giải ngân đạt 100%. Do đó, đề nghị thành phố phấn đấu đạt cao nhất kế hoạch vốn đề ra.

Hà Giang là tỉnh miền núi, nhưng có tốc độ giải ngân tương đối khá, 11 tháng đạt 64% kế hoạch. Tỉnh cam kết tập trung tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có vốn ODA, đảm bảo 100% kế hoạch sau cắt giảm (cắt giảm 200 tỷ đồng).

Vĩnh Phúc có tiến độ giải ngân chậm hơn, ước giải ngân cả năm 2020, tính đến hết tháng 1/2021 là khoảng 34,4%.

Theo ông Trương Hùng Long, vốn năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc mới giải ngân được 9,49% kế hoạch. “Là tỉnh có vốn giao lớn, nhưng giải ngân còn chậm. Các kiến nghị của tỉnh chủ yếu liên quan đến gia hạn dự án. Các dự án của WB, ví dụ như dự án ngập lụt của Vĩnh Phúc, đề nghị gia hạn đến 2025, nếu như vậy, chưa giải ngân đã phải trả nợ” - ông Trương Hùng Long nói.

Giải thích thêm những kiến nghị của Vĩnh Phúc, bà Nguyễn Xuân Thảo - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, dự án ngập lụt của Vĩnh Phúc triển khai rất chậm, đến nay chưa giải ngân được mà đề nghị gia hạn đến năm 2025, “chưa thấy tính khả thi dự án và cam kết mạnh mẽ của chủ đầu tư".

Đại diện của TP. Hải Phòng và một số địa phương phấn đấu đến hết tháng 1/2021 giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn. Quảng Nam phấn đấu giải ngân đến hết tháng 1/2021 đạt 80% kế hoạch vốn.

Tương tự như Đà Nẵng, Cần Thơ đến thời điểm hết tháng 1/2021 giải ngân đạt hơn 53% kế hoạch vốn, thành phố phấn đấu sẽ giải ngân đạt 95% kế hoạch.

Rốt ráo trong điều hành, ông Trương Hùng Long cho rằng, tại hội nghị ngày 29/10, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị đồng chí Bí thư Cần Thơ cam kết giải ngân 100%, do đó, “thành phố cố gắng thực hiện đúng lời hứa của mình".

“Địa phương cần thúc giải ngân vốn, thay vì đề xuất cắt giảm”

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ với các bộ, ngành, địa phương trong giải ngân vốn, gặp khó khăn do dịch Covid-19. Việc chậm ký hiệp định vay ảnh hưởng tới tiến độ chung của dự án; việc bố trí vốn đối ứng của địa phương chưa kịp thời; do ảnh hưởng đợt mưa lũ vừa qua, các công trình xây dựng hầu như tập trung vào đảm bảo an toàn chống lụt bão. Hiện nay Bộ đang đẩy nhanh các biện pháp khắc phục. Trong tháng 12, sẽ đẩy nhanh giải ngân; đẩy nhanh tiến độ thi công...

Theo đại diện đến từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số liệu giải ngân, hầu như các dự án của Bộ “dính” đến khoảng 57% dự án trên cả nước, ”thượng vàng hạ cám” có dự án ít, dự án lớn hàng trăm tỷ đồng... do đó, việc thống kê, tập hợp lại rất khó. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong Bộ Tài chính ghi nhận 2 con số giải ngân, qua kho bạc và qua Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay các địa phương đề xuất vốn cắt giảm vốn lớn, tuy nhiên, các địa phương cần bàn giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn, thay vì đề xuất cắt giảm.

Đại diện đến từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, dự kiến số vốn của ngân hàng giải ngân trong năm 2020 chỉ đạt 9,1%, thấp nhất trong các năm trở lại đây. Quy trình giải ngân của WB rút gọn, chủ yếu phụ thuộc vào quy trình giải ngân của Chính phủ. ”Cũng như Bộ Tài chính, chúng tôi rất mong muốn giải ngân sớm, quy trình của chúng tôi hiện nay đã nhanh hơn rất nhiều”, đại diện đến từ WB cho biết thêm./.

Minh Anh

Tags:

相关文章