【trận mexico】Đồi Thịt Băm, từ thẳm sâu ký ức
Có hơn 850 bậc cấp dẫn lên cao điểm 937 |
“Vẫn còn ám ảnh”
Sách vở, phim ảnh nói đến đồi Thịt Băm không ít. Trong một thước phim tư liệu, Trung sĩ James Spears, lúc ấy mới 19 tuổi, nói với phóng viên hãng thông tấn nước ngoài rằng: “Anh đã bao giờ ở trong một chiếc máy băm thịt chưa? Chúng tôi đã bị băm vụn thành từng mảnh bởi loại súng máy cực kỳ chính xác”. Vẻ mặt thảng thốt, giận dữ, bất lực ấy còn ám ảnh người xem. Với nhiều du khách nước ngoài đến đây, họ cũng đã nghe về “Hamburger hill” từ nhiều kênh khác nhau.
Walter, du khách người Anh cho rằng: “Tôi nghĩ bất kỳ người phương Tây nào ở độ tuổi của tôi hoặc thậm chí trẻ hơn một chút cũng sẽ xem phim về đồi Thịt Băm, bộ phim chiến tranh nổi tiếng. Nếu bạn đã xem bộ phim đó hoặc đọc bất kỳ cuốn sách nào về trận chiến ở “Hamburger hill” thì bạn sẽ tìm đến đây ngay khi có mặt ở Huế. Thật tuyệt vời khi đến đây kết nối, đối chiếu với những gì từng đọc, từng nghe. Được khám phá, thử sức leo núi, tôi như được tiếp thêm sinh lực, rất thú vị!”.
Nhà trưng bày hiện vật ở đồi Thịt Băm lưu giữ nhiều hình ảnh, hiện vật liên quan đến trận đánh. Ảnh: NVCC |
Còn ông Robert, người New Zealand, 64 tuổi giải thích lý do đến cao điểm này: “Công ty của tôi từng làm việc với một số cựu chiến binh. Họ kể cho tôi nghe bao nhiêu câu chuyện về đồi Thịt Băm khiến tôi tò mò. Tôi từng xem tất cả tin tức về chiến tranh Việt Nam trên truyền hình những năm 1968-1969, trong đó có bản tin về “Hamburger hill”. 20 tuổi, tôi đọc sách về chiến tranh Việt Nam, quan tâm đến lịch sử nhiều hơn. Tôi luôn tự nhủ phải đến Việt Nam, đặt chân tại nơi diễn ra trận chiến được xem là cam go nhất kể từ Thế chiến thứ II”.
Trong số hàng ngàn khách nước ngoài đến A Biah mỗi năm, có những cựu binh Mỹ lớn tuổi tìm về chiến trường xưa, trở lại nơi khiến họ và bạn bè đổ máu. Kenneth Edd Miller, người Mỹ đưa cháu trai William Wei Hao Miller trở lại A Lưới để có những trải nghiệm chân xác. Kenneth Edd Miller từng tham gia trận đánh ở cao điểm 937, nhận ra những người bạn của mình qua loạt ảnh tại nhà trưng bày. Thế nhưng ông không dám tỏ bày, bởi lo ngại người dân địa phương còn ác cảm. Mãi đến khi đặt chân đến mỏm đồi 937, người đàn ông 72 tuổi òa khóc nức nở vì không kìm nén được cảm xúc. Những hồi ức xưa cứ thế tuôn trào. Ông kể với cháu trai, với hướng dẫn viên như thể muốn giải tỏa những ẩn ức dồn nén bấy lâu. Vẫn giữ nhiều kỷ vật liên quan đến trận đánh, bởi nó quá kinh hoàng, ám ảnh khiến ông day dứt khôn nguôi. Ông bảo đến đây là đã thỏa ước nguyện của tuổi già!
“Dù đường sá đi lại khó khăn, leo dốc vất vả nhưng hầu hết khách nước ngoài đều ấn tượng và yêu thích điểm đến này. Tuy không còn nhiều dấu tích song xem 90 hiện vật, ảnh ở Nhà trưng bày hiện vật, trò chuyện với người bản địa, khách có thêm những góc nhìn, thông tin mới mẻ”, hướng dẫn viên một công ty du lịch mảng về chiến trường xưa chia sẻ.
Thấm giá trị của hòa bình
Những năm gần đây, nhiều đoàn tìm đến A Biah dâng hương, làm lễ cầu siêu. Hàng trăm người lớn tuổi vừa đi vừa cầu nguyện, đôi chân cứ mải miết tiến về nhà bia tưởng niệm. Trong khi phần lớn người trẻ nhìn con dốc lên cao điểm đều nhụt chí, thì với các cựu chiến binh già, họ lại đi với một trải nghiệm quen thuộc cộng thêm niềm tin và sức mạnh tinh thần.
Thiếu tướng Võ Chót, Nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu IV, Trung đoàn phó Trung đoàn 1, Sư đoàn 324 thời điểm 5/1969 đã bao lần cùng đồng đội trở lại A Biah sau ngày giải phóng. Trong ba lô ông luôn có tấm bản đồ cùng danh sách các liệt sĩ nằm xuống nơi này. Có lần ông đứng trên cao điểm nhìn xuống thung lũng A So mà rưng rưng bởi nỗi ray rứt chưa tìm thấy đồng chí, đồng đội của mình. “Chiến sự ở đây ác liệt không thể tả hết bằng lời. Nhiều đồng chí, đồng bào đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, xây đắp hòa bình. Nếu tôi không còn sức để kiếm tìm, thì sẽ giao danh sách, bản đồ, vị trí đánh dấu… cho những người có trách nhiệm tiếp tục sứ mệnh này”, ông trải lòng.
Viên Đăng Phú, hướng dẫn viên người Tà Ôi tại A Lưới từng dẫn rất nhiều đoàn khách trong, ngoài nước đến đây nói rằng, người trẻ tò mò về địa danh tiếng tăm trong lịch sử; người già thì nhớ đồng đội, suy nghĩ về cuộc chiến từng diễn ra ở Việt Nam. Cựu binh quốc tế thường tự vấn vì sao người Mỹ tham gia cuộc chiến đó, rồi im lặng chiêm nghiệm. Khách nước ngoài ban đầu dè dặt nhắc tới cuộc chiến, những gì người Mỹ đã gây ra, họ rất ngại mở lòng… Anh kể về vị khách để lại ấn tượng nhất: “Ông ấy tên George Black – nhà văn, nhà báo người Scotland sống ở Mỹ quan tâm đến hàn gắn hậu chiến ở Việt Nam. Bạn ông ấy tên Bill – người trực tiếp lái máy bay bị bắn rơi tại A Lưới trước tháng 4/1967. George Black đến đỉnh đồi A Biah, dừng lại, rút cây kèn harmonica ra thổi giữa gió ngàn. Trước khi rời đi, ông ấy bốc một nắm đất mang về nước gửi cho thân nhân cựu binh - những người không đến được nơi người thân họ đã nằm xuống”.
Gắn bó bền bỉ với tour đồi Thịt Băm, chị Phạm Thị Tuyết, chuyên viên Phòng Văn hóa Thông tin A Lưới nhận xét: “Du khách rất hứng thú với địa danh chấn động trời Tây một thời. Chiến tranh đi qua đã lâu, nhưng bài học của nó vẫn được nhiều thế hệ khắc ghi. Càng đến đây, người ta càng thấm thía giá trị của hòa bình”. Theo bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin A Lưới, năm 2023, tổng lượng khách đến A Biah khoảng 10.000 lượt; những tháng đầu năm 2024, nơi đây đón 5.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 2.000 lượt. Trong định hướng phát triển, đồi Thịt Băm sẽ là vệ tinh du lịch của huyện A Lưới; điểm kết nối trọng yếu trong phát triển du lịch di tích lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái.
Chuyến trở lại A Biah những ngày đầu thu này, tôi gặp Biên - kiểm lâm trẻ và Buồng - cán bộ địa chính xã Hồng Bắc trực bảo vệ rừng. Hai người tận tình chỉ cho chúng tôi cách nhận biết một số loại củ, quả dại có thể giải khát. Trò chuyện với Buồng, mới hay, anh có hai người chú ruột tham gia trận đánh ở đồi Thịt Băm, trong đó chú Lê Viết Hoàng hy sinh, được quy tập về Nghĩa trang Liệt sĩ A Lưới. Còn lại chú Lê Văn Xích, từng hai lần chết hụt ở cao điểm 937, nay sống cách quả đồi này tầm một cây số. “Ông ít giao tiếp với người ngoài, chỉ chăm làm nương rẫy, vườn tược thôi. Có lẽ trận đánh trên A Biah đã ăn sâu vào máu thịt, nên ông hay nhắc chuyện cũ và ghé lên đồi thăm đồng đội”, anh Buông nói.
A Biah theo tiếng đồng bào Pa Cô nghĩa là nơi muôn thú trú ẩn. Giờ đây, địa điểm này trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của người dân Việt Nam.
Báo chí Mỹ ngày 25/5/1969 gọi A Biah là “Đồi thịt băm” của lính dù Mỹ. Tạp chí Life đã công bố những bức ảnh sự thật của 241 lính Mỹ thiệt mạng trong một tuần tại cao điểm này. Trận chiến trên đồi Thịt Băm khiến lính Mỹ chịu nhiều thương vong đến nỗi Thượng nghị sĩ Kennedy lúc ấy cho rằng: “Cuộc hành quân ở đồi Thịt Băm là cuộc hành quân điên rồ và vô trách nhiệm”.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·Marcel Desailly chỉ rõ sai lầm lớn của Chelsea
- ·Vé trận Philippines đấu tuyển Việt Nam ế ẩm, chờ 'sốt' ở Mỹ Đình
- ·Chứng khoán phái sinh: Điểm số vẫn tăng nhưng không lớn, thanh khoản cải thiện
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·Jannik Sinner dắt tay Djokovic vào bán kết ATP Finals 2023
- ·TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện Quốc tế IC bị xử phạt 70 triệu đồng
- ·Khởi tố nhóm đối tượng vận chuyển 3 tấn pháo nổ từ Campuchia về Việt Nam
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Kết quả Bayern Munich 1
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·Cổ phiếu HRT và SRT tăng mạnh sau khi nhận tin về dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam
- ·Dự án Savannah
- ·Tiền gửi Ngân hàng SCB của người dân sẽ được giải quyết thế nào?
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Hải quan Việt Nam và EU
- ·Bắc Ninh: Công an thông tin về nghi phạm sát hại 2 nữ sinh
- ·Vì sao từ 3 đến 6 giờ sáng chủ nhật không khai báo hải quan được?
- ·Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- ·HLV Hà Nội tuyên bố chơi cống hiến trước Vũ Hán