当前位置: 当前位置:首页 > La liga > 【soi keo phat goc hom nay】Dự án Savannah 正文

【soi keo phat goc hom nay】Dự án Savannah

2025-01-10 20:38:08 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:764次

du an savannah sang kien chong buon ban van chuyen dong thuc vat hoang da

Một vụ vận chuyển ngà voi bị lực lượng Hải quan Việt Nam bắt giữ tại sân bay quốc tế Nội Bài trong năm 2016. Ảnh: QUANG HÙNG.

Lợi nhuận lên đến 23 tỷ USD

Mục tiêu của dự án Savannah nhằm tăng cường chia sẻ thông tin và hợp tác giữa cơ quan Hải quan các nước nhằm ngăn chặn việc vận chuyển trái phép các loài hoang dã và các sản phẩm từ các loài hoang dã. Bên cạnh đó, dự án sẽ góp phần nâng cao nhận thức về tình hình buôn lậu CITES trong khu vực cũng như các thủ đoạn mới được sử dụng.

Theo báo cáo của các tổ chức quốc tế, trung bình mỗi năm có hàng nghìn cá thể voi, tê tê, tê giác… bị săn bắt trái phép. Điều này không chỉ diễn ra ở phạm vi một quốc gia mà càng ngày càng có nhiều hơn sự tham gia của các băng nhóm tội phạm mang tính chất quốc tế. Tội phạm về động thực vật hoang dã được xếp vào top 4 các loại tội phạm xuyên quốc gia lớn nhất cùng với tội phạm về ma túy, vũ khí và buôn bán người.

Theo Văn phòng Liên hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) và Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) (2016) lợi nhuận từ buôn bán động vật, thực vật hoang dã trong những năm gần đây (không kể gỗ, thủy sản) đạt từ 7 đến 23 tỷ USD. Trong những năm gần đây, số lượng lớn ngà voi, sừng tê giác, cá thể tê tê có nguồn gốc từ châu Phi buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp bị các cơ quan Hải quan trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương bắt giữ với thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp, đã cho thấy khu vực này trở thành thị trường tiêu thụ cũng như trung chuyển động thực vật hoang dã nguy cấp trọng điểm của toàn cầu. Điều này đòi hòi các cơ quan Hải quan phải có sự hợp tác chặt chẽ trong hoạt động kiểm soát của mình.

Trong năm 2015 và 2016, thông qua hoạt động chia sẻ thông tin tình báo giữa Hải quan Hàn Quốc và Hải quan Việt Nam, 3 vụ bắt giữ ngà voi và sừng tê giác vận chuyển qua tuyến hàng không với số lượng gần 200kg ngà voi và sừng tê giác đã bị Hải quan Việt Nam và Hải quan Lào bắt giữ tại sân bay quốc tế Nội Bài, Việt Nam và sân bay quốc tế Wattay, Lào. Các vụ bắt giữ này là minh chứng hiệu quả công tác chia sẻ thông tin tình báo kịp thời và hợp tác quốc tế trong kiểm soát ngăn chặn hoạt động vận chuyển trái phép động thực vật hoang dã giữa các nước thành viên trong khu vực. Với các kết quả thu được từ các phân tích các dấu hiệu rủi ro, cơ quan Hải quan Hàn Quốc và Việt Nam đã phối hợp sáng kiến hình thành một dự án chia sẻ thông tin tình báo nhằm cho thấy bức tranh rõ nét và tăng cường ngăn chặn, kiểm soát hoạt động buôn bán và vận chuyển bất hợp pháp các loài động thực vật hoang dã trong khu vực. Dự án đã được báo cáo tại phiên họp của Ủy ban Kiểm soát của WCO lần thứ 36 và được Văn phòng tình báo khu vực châu Á – Thái Bình Dương thông qua với tên gọi Dự án Savannah vào tháng 3/2017

Dự án được khởi động từ ngày 26/6 đến 20/8/2017 với sự hưởng ứng từ Hải quan các nước trong khu vực. Hải quan Việt Nam, với vai trò là đơn vị điều phối, đã tích cực liên lạc và kêu gọi các nước thành viên Văn phòng Tình báo khu vực châu Á- Thái Bình Dương (RILO AP) tham gia, và bản thân cũng đã cập nhật vào hệ thống 9 vụ việc bắt giữ CITES tại Việt Nam. Trong giai đoạn phân tích của dự án từ ngày 21 đến 25/8/2017, Hải quan Việt Nam đã có buổi làm việc với Hải quan Hàn Quốc tại văn phòng RILO AP, Seoul.

Thông qua các buổi làm việc, hai bên đã tích cực trao đổi, phân tích, đánh giá về những tuyến đường phổ biến, phương thức cất giấu chủ yếu và một số vụ việc bắt giữ điển hình và thảo luận về khung, hình thức, kết cấu của báo cáo và hoàn thành một số nội dung dự thảo để chuẩn bị cho bản báo cáo đánh giá dự án lần 1 được hoàn thiện vào tháng 10.

Cụ thể, qua tổng kết trong khuôn khổ dự án, đã có 48 vụ việc bắt giữ được các nước thành viên tiến hành báo cáo trên hệ thống CENComm với khối lượng bắt giữ 23 tấn, 158 cá thể, 57 nghìn mét khối các loài động, thực vật hoang dã. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia có số vụ bắt giữ lớn nhất với 14 vụ, tiếp theo đó là Hồng Kông (11 vụ) và Việt Nam (9 vụ).Thực vật quý hiếm bị bắt giữ phổ biến là gỗ cẩm lai (khoảng 4,6 tấn và gần 18 mét khối) và gỗ đàn hương đỏ (39,4 tấn). Động vật và các sản phẩm từ động vật quý hiếm chủ yếu là vẩy tê tê (hơn 604 kg) ngà voi và các sản phẩm từ ngà voi (xấp xỉ 7,3 tấn và 6 sản phẩm). Các vụ bắt giữ chủ yếu xuất phát từ Lào và Trung Quốc qua đường bộ và đường thủy để vận chuyển vào các nước khác.

Xu hướng buôn lậu động thực vật hoang dã

Trong thời gian gần đây, tình hình buôn lậu động thực vật hoang dã tại khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Các đối tượng thường xuyên thay đổi tuyến đường và phương thức che giấu để qua mắt được các cơ quan chức năng. Cụ thể:

Tại Việt Nam, trong thời gian qua, có thể thấy ở các vụ việc buôn lậu và vận chuyển trái phép động thực vật hoang dã nổi lên một số xu hướng chính: sự dịch chuyển địa bàn hoạt động từ Bắc vào Nam. Từ năm 2013 đến 2014, những vụ bắt giữ ngà voi tập trung chủ yếu tại cảng Hải Phòng với số lượng bắt giữ thống kê là 5.000 kg ngà voi, 355 sản phẩm làm từ ngà voi, 1,5 tấn vẩy tê tê... Đến năm 2015, tuyến đường của các đối tượng có sự dịch chuyển sang khu vực miền Trung, tập trung tại khu vực cảng biển Đà Nẵng. Số lượng hàng bắt giữ được là 3.718 kg ngà voi, hơn 4 tấn vảy tê tê và 122 kg sừng tê giác. Trong năm 2016, các tuyến đường tập trung chủ yếu tại khu vực cảng Cát Lái, TP.Hồ Chí Minh. Chỉ trong tháng 11 và tháng 12, Hải quan Việt Nam đã bắt giữ 6 vụ vận chuyển trái phép với số lượng ngà voi và vảy tê tê thu giữ gần 5 tấn. Các thủ đoạn che giấu thường được các đối tượng sử dụng là đựng trong các khối gỗ rỗng. Tuy nhiên, để tránh việc bị phát hiện thông qua hệ thống soi chiếu, gần đây, các đối tượng thường sử dụng các phương thức che giấu mới với keo, thạch cao, gây khó khăn cho công tác kiểm soát Hải quan.

Năm 2017, hoạt động buôn lậu động thực vật hoang dã cho thấy ngày càng có nhiều đường dây buôn lậu lớn xuyên quốc gia được hình thành và chọn đích đến mới là Lào và Campuchia. Cuối tháng 12/2016, cơ quan chức năng của Campuchia đã bắt giữ vụ buôn lậu 1,3 tấn ngày voi, 10 bộ xương báo, 82 kg xương động vật và 137 kg vảy tê tê được giấu lẫn với gỗ trong lô hàng từ Mozambique. Trong tháng 7 và tháng 8/2017, Cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ 2 vụ vận chuyển trái phép động thực vật hoang dã tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi với 74,8 kg ngà voi và 3,5 kg sừng tê giác. Điều đáng nói là trong một số vụ bắt giữ gần đây cho thấy thủ đoạn của các đường dây xuyên quốc gia đang ngày càng tinh vi hơn, những lô hàng trong các vụ bắt giữ trên đều được tổ chức bởi các đối tượng người Trung Quốc, sử dụng người Đông Nam Á (Việt Nam) để đưa vào thị trường châu Á tiêu thụ.

Và những kết quả ban đầu đáng khích lệ

Những kết quả tích cực thu được từ dự án đã được ban điều phối dự án (RILO AP, Hải quan Hàn Quốc và Hải quan Việt Nam) đồng báo cáo tại hội nghị đầu mối khu vực châu Á Thái Bình Dương (NCP-RILO AP) lần thứ 29 tại Trung Quốc từ ngày 5 đến 7/9/2017, từ đó nghiên cứu xem xét hướng phát triển dự án trong thời gian tới. Đồng thời, dự án cũng sẽ được báo cáo lên phiên họp của Ủy ban kiểm soát WCO lần thứ 37 được tổ chức tại Bỉ.

Đây là lần đầu tiên Hải quan Việt Nam thể hiện vai trò chủ động trong việc xây dựng một sáng kiến cũng như tham gia với vai trò là điều phối của một dự án kiểm soát trong khu vực, thể hiện tinh thần hợp tác tích cực trong hoạt động chống buôn lậu của khu vực. Dự án Savannah giúp cơ quan Hải quan Việt Nam nói riêng và Hải quan khu vực nói chung có được cái nhìn toàn cảnh về tình trạng buôn bán trái phép động thực vật hoang dã theo Công ước CITES, là cơ hội tốt cho Hải quan Việt Nam học hỏi, đánh giá thông tin và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các cơ quan tình báo Hải quan trong khu vực, đồng thời, nâng cao vị thế và uy tín của Hải quan Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.

BOX: Mục tiêu của dự án Savannah nhằm tăng cường chia sẻ thông tin và hợp tác giữa cơ quan Hải quan các nước nhằm ngăn chặn việc vận chuyển trái phép các loài hoang dã và các sản phẩm từ các loài hoang dã. Bên cạnh đó, dự án sẽ góp phần nâng cao nhận thức về tình hình buôn lậu CITES trong khu vực cũng như các thủ đoạn mới được sử dụng.

作者:Nhận Định Bóng Đá
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜