游客发表
发帖时间:2025-01-10 21:44:11
Hà Nội: Từ ngày 10-16/8 là cao điểm của dịch Covid-19 | |
Vừa chống dịch Covid,àNộichạyđuavớithờigianđểkhốngchếdịkêtqua .net vừa đảm bảo thông quan 500 xe hàng/ngày tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai | |
Chỉ đạo mới nhất của Bộ Y tế về chống dịch Covid tại Đà Nẵng | |
Hà Nội ban hành công điện khẩn chống dịch Covid-19 | |
Hà Nội: Dịch tay chân miệng đang tăng cao |
Các cán bộ của Khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai đang nỗ lực thực hiện xét nghiệm Covid-19 cho người dân Hà Nội. |
Nỗ lực xét nghiệm
Trong ngày 12/8, Hà Nội phát hiện một ca mắc mới là người dân của tỉnh Hải Dương đến khám bệnh tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ca mắc này được đánh giá khá nguy hiểm vì chưa xác định được nguồn lây và bệnh nhân có lịch trình đi lại phức tạp. Trước đó, Hà Nội ghi nhận 7 ca mắc Covid-19 đều có liên quan tới Đà Nẵng.
Các chuyên gia nhận định về số ca mắc Covid-19 tại Thủ đô còn tăng trong thời gian tới do lượng người đi Đà Nẵng về Hà Nội rất lớn, khoảng 100.000 người. Do vậy, để kiểm soát dịch, Hà Nội đặt mục tiêu xét nghiệm cho khoảng 75.000 người trở về từ Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ 15 đến 29/7. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lượng mẫu xét nghiệm vẫn chưa được như kỳ vọng.
Ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, hiện việc lấy mẫu xét nghiệm gặp khó khăn vì việc sản xuất ống môi trường (sinh phẩm lấy mẫu) còn hạn chế. Đơn vị sản xuất ống môi trường này là Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, song năng lực cung cấp chỉ được 10.000 ống mẫu/ngày, trong khu nhu cầu của Hà Nội cần số lượng lớn hơn.
Về phía Sở Y tế, theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở, hiện nay, số lượng vật tư (ống dung môi, que lấy mẫu...) có hạn, cơ sở sản xuất không đáp ứng đủ. Thêm vào đó, hiện các đơn vị của Bộ Y tế đã cố gắng để hỗ trợ Hà Nội xét nghiệm, chẳng hạn Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ xét nghiệm 40.000 mẫu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương hỗ trợ 10.000 mẫu, Bệnh viện Nhi trung ương hỗ trợ 10.000 mẫu và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương hỗ trợ 10.000 mẫu.
“Tuy nhiên, hiện công suất xét nghiệm của Bệnh viện Nhi trung ương cũng chỉ đạt 500 mẫu/ngày, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đạt 1.000 mẫu/ngày... Do đó, các đơn vị này không thể tiếp nhận một lúc vài chục nghìn mẫu và trả lời kết quả ngay được”, đại diện Sở Y tế Hà Nội nêu.
Về thực tế công tác xét nghiệm, qua tìm hiểu phóng viên được biết, trên địa bàn quận Tây Hồ có hơn 2.000 người từ Đà Nẵng trở về trong khoảng thời gian từ 15 đến 29/7 cần xét nghiệm. Tuy nhiên, hiện tại cơ quan y tế chỉ lấy được 567 mẫu (chiếm khoảng 1/4), trong đó mới có 59 mẫu có kết quả xét nghiệm.
Bác sỹ Lê Thị Hồng Loan, Trưởng phòng khám, Trung tâm Y tế quận Tây Hồ cho biết, dù cơ sở đang nỗ lực hết sức song do test xét nghiệm RT-PCR được cấp còn ít, do vậy Trung tâm phải xếp theo thứ tự ưu tiên.
Đầu tiên là ưu tiên lấy mẫu cho người có yếu tố dịch tễ và triệu chứng như: Ho, sốt, khó thở..., tiếp đến là ưu tiên người có bệnh nền, trường hợp F1... "Trong khi chờ được lấy mẫu, người dân cần tuân thủ cách ly tại nhà. Nếu có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe cần báo ngay cho cán bộ y tế địa phương để được lấy mẫu xét nghiệm kịp thời", bác sỹ Lê Thị Hồng Loan lưu ý.
Tổng lực nhiều giải pháp
Theo lãnh đạo CDC Hà Nội, hiện nay Hà Nội có hơn 60.000 người trở về từ Đà Nẵng chưa được xét nghiệm, trong đó có những người đã quá 14 ngày kể từ thời gian từ Đà Nẵng về. TP đang gặp khó khăn trong số lượng vật tư y tế để làm xét nghiệm. Song theo ông Trương Quang Việt, TP sẽ cố gắng hoàn thành việc xét nghiệm trong nửa đầu tuần sau.
Và để tăng tốc triển khai xét nghiệm RT-PCR cho người dân Thủ đô, hiện CDC Hà Nội đã làm việc với Học viện Quân y, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương về mua sắm, bổ sung vật tư phục vụ xét nghiệm RT-PCR. Bên cạnh đó, để hỗ trợ Hà Nội chống dịch, một số bệnh viện ngoài công lập, một số DN cũng đã hỗ trợ vật tư, thiết bị sinh phẩm y tế phục vụ công tác xét nghiệm.
Là một trong các đơn vị được Bộ Y tế giao hỗ trợ Hà Nội trong công tác xét nghiệm, Bệnh viện Bạch Mai đang chạy đua với thời gian hoàn thành 40.000 mẫu xét nghiệm đến trước ngày 20/8.
Bác sỹ Trương Thái Phương, Khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, chưa bao giờ Khoa phải thực hiện khối lượng công việc đồ sộ với khoảng thời gian ngắn như vậy. Những ngày vừa qua, các cán bộ của Khoa phải làm việc xuyên đêm, người này mệt thì người khác thay thế. Các kíp luân phiên thực hiện đủ quy trình: Nhận mẫu, dán code, chạy máy, phân tích kết quả và trả kết quả.
Ngoài việc tăng cường xét nghiệm, để kiểm soát dịch, theo ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Thủ đô đang tiến hành tổng hợp nhiều biện pháp như tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch, vận động người dân cài đặt ứng dụng Bluezone trên điện thoại thông minh để phát hiện, truy vết nhanh những người có khả năng bị lây nhiễm, nhằm nhanh chóng có biện pháp khoanh vùng dập dịch. Đồng thời tiến hành xử phạt người dân khi ra đường không đeo khẩu trang. “TP cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương tuyên truyền người dân không tập trung đông quá 30 người, giữ tối thiểu 1m khi tiếp xúc; dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường”, ông Quý nêu.
“Các quận huyện cùng Sở Y tế tổ chức duy trì hoạt động Tổ giám sát cộng đồng làm sao hoạt động hiệu quả. Đây là vấn đề rất quan trọng. Sở Y tế hướng dẫn cụ thể để các quận, huyện, thị xã thực hiện nội dung này, cụ thể tổ này cần đặt ở đâu, về cơ cấu, thành phần, nhiệm vụ, công tác giám sát, vận động”, ông Quý nói…
Đặc biệt, TP cũng yêu cầu Sở Công Thương Hà Nội chuẩn bị phương án dự phòng hàng hóa, phương án phòng, chống dịch, tăng cường kết nối lưu thông hàng hóa, bảo đảm nhu cầu thiết yếu của người dân.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đề nghị, các DN cần tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 3 lần so với nhu cầu bình thường của người dân, việc này thực hiện trong 3 tháng 8, 9, 10, đối với 17 mặt hàng thiết yếu mà ngành Công Thương đã đưa ra.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接