【két qua net】Chủ tịch KSB và DRH Holding: 4 giải pháp giúp bất động sản khu công nghiệp “cất cánh”

Chủ tịch KSB và DRH Holding: 4 giải pháp giúp bất động sản khu công nghiệp “cất cánh”
Bất động sản khu công nghiệp vẫn là sự lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư FDI

Theo ông Phan Tấn Đạt - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Khoáng sản và xây dựng Bình Dương (mã ck: KSB) và DRH Holdings, dịch Covid-19 vừa qua ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội, đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, gây ra khó khăn cho thị trường BĐS nói chung cũng như BĐS khu công nghiệp nói riêng.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Chính phủ thực hiện chính sách hộ chiếu vaccine để mở cửa hội nhập quốc tế. Vậy nhưng, xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraina ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh kế toàn cầu, giá xăng dầu leo thang làm cho chi phí vận chuyển cao hơn. Việc này kết hợp với vấn đề nguy cơ suy thoái toàn cầu ảnh hưởng sự hồi phục sau dịch. Thật khó để ước lượng được con số chính xác, tuy nhiên theo quan điểm cá nhân ông Phan Tấn Đạt, hiện tại sự phục hồi chỉ đạt khoảng 30% đến 40% so với tình hình trước dịch Covid-19 xảy ra.

Ông Đạt cho rằng, từ giờ đến cuối năm 2022, thị trường BĐS khu công nghiệp vẫn sẽ còn khó khăn và phục hồi chậm. Thế nhưng, nếu chúng ta làm tốt công tác thu hút đầu tư thì vẫn luôn có cơ hội. Một ví dụ cụ thể như vừa qua tỉnh Bình Dương đã thu hút đầu tư được các dự án lớn như dự án 1 tỷ USD từ Tập đoàn Lego, dự án 100 triệu USD từ Tập đoàn Pandora, Tập đoàn Sharp cũng đang xúc tiến nghiên cứu địa điểm đầu tư.

BĐS khu công nghiệp có đặc thù riêng. Đây là sản phẩm của dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và khách hàng là tổ chức doanh nghiệp thuê lại đất gắn với cơ sở hạ tầng của chủ đầu tư để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Hiện tại xu hướng hình thành hệ sinh thái BĐS khu công nghiệp đô thị dịch vụ hướng đến công nghiệp xanh và bền vững. Công nghiệp hóa gắn liền đô thị hóa trong đó công nghiệp là “trái tim” và hình thành các đô thị xung quanh bao gồm chung cư, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà phố, khu tái định cư và các dịch vụ hoàn chỉnh kèm theo tạo cơ sở hình thành các thành phố vệ tinh.

Do đó, các loại hình này bổ sung hỗ trợ cho nhau và phải được quy hoạch đồng bộ để có thể phát triển bền vững. Việc đang điều chỉnh của Nhà nước chủ yếu liên quan nhiều đến BĐS thương mại mua – bán. Đối với BĐS khu công nghiệp do những đặc thù nên vẫn có những lợi thế riêng để phát triển. Tất nhiên khi hình thành hệ sinh thái như đã nói ở trên thì các loại hình này sẽ mang yếu tố tương hỗ, cùng hỗ trợ nhau phát triển.

Đối với BĐS khu công nghiệp do những đặc thù nên vẫn có những lợi thế riêng để phát triển. Tất nhiên khi hình thành hệ sinh thái như đã nói ở trên thì các loại hình này sẽ mang yếu tố tương hỗ, cùng hỗ trợ nhau phát triển.

Ông Đạt nhận định, vừa qua có nhiều doanh nghiệp tham gia cũng như chuẩn bị hồ sơ xin dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Tuy nhiên dự án BĐS khu công nghiệp là loại hình dự án ưu đãi đầu tư thuộc nhóm dự án phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia cộng đồng và cần phải được quy hoạch đồng bộ từ hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng, kết nối các cảng biển,… cũng như quy hoạch các khu tái định cư, khu nhà ở công nhân, nhà ở xã hội để thu hút lao động đến làm việc và an cư. Vì vậy, đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm, có tâm, có tầm thì việc quy hoạch xây dựng triển khai mới đồng bộ, bài bản và đảm bảo yếu tố phát triển bền vững.

Còn về khía cạnh các nhà đầu tư thuê lại để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh thì thị trường BĐS khu công nghiệp ở Việt Nam nói chung và BĐS khu công nghiệp Bình Dương nói riêng vẫn còn nhiều sức hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài. Các yếu tố cụ thể như: giá thuê đất, giá nhân công rẻ, nhiều chính sách ưu đãi thuế, nguồn nguyên liệu sản xuất dồi dào, chi phí sản xuất thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi, điều kiện chính trị ổn định… Cho nên, BĐS khu công nghiệp Việt Nam vẫn còn là sự lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư FDI.

Chủ tịch KSB và DRH Holding: 4 giải pháp giúp bất động sản khu công nghiệp “cất cánh”
Ông Phan Tấn Đạt - Chủ tịch KSB và DRH Holdings

Theo ông Đạt, việc hình thành và phát triển của thị trường BĐS khu công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã thu hút được nguồn vốn lớn đầu tư cho phát triển công nghiệp cũng như kinh tế xã hội. Để thúc đẩy BĐS khu công nghiệp phát triển hơn nữa cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, thực hiện tốt hơn việc quy hoạch phát triển khu công nghiệp sát với nhu cầu phát triển, khả năng thu hút đầu tư, đặc điểm vùng kinh tế, các trục giao thông liên kết trong địa phương, với các địa phương kế cận, trục giao thông trong vùng kinh tế để phát huy được hiệu quả cũng như hình thành được chuỗi cung ứng. Ưu tiên quy hoạch phát triển mô hình khu công nghiệp đô thị dịch vụ hướng đến công nghiệp xanh và bền vững để dễ triển khai đền bù giải tỏa, thu hút nguồn lao động, phát triển hiệu quả cả công nghiệp lẫn đô thị, dịch vụ kèm theo.

Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lý, hiện tại việc đầu tư phát triển khu công nghiệp liên quan đến rất nhiều các bộ luật như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng,... nên nghiên cứu tích hợp giữa các luật với nhau để hình thành hoàn thiện khung pháp lý cho cơ quan quản lý, chủ đầu tư hạ tầng cũng như các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp.

Thứ ba, các chủ đầu tư khu công nghiệp phải chú trọng tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn bằng cách không ngừng đổi mới hoàn thiện các quy trình quản lý về pháp lý đầu tư, môi trường, xây dựng,.. hướng đến xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp hoàn thiện xanh, sạch đẹp thân thiện môi trường, phát triển bền vững; không ngừng nỗ lực hỗ trợ, chăm sóc các khách hàng hiện hữu, bao gồm từ các bước triển khai dự án như hỗ trợ nhanh chóng các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng,.. đến triển khai xây dựng nhanh chóng đi vào hoạt động.

Thứ tư, cần liên kết các trung tâm giới thiệu việc làm để hỗ trợ doanh nghiệp tuyển người lao động trong thời điểm khó khăn về nguồn lao động, do sự chuyển dịch nguồn lao động giữa các địa phương, tích cực hỗ trợ tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về thuế, về xuất nhập khẩu hàng hóa, về xử lý chất thải,… trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Việc định hướng xây dựng khu công nghiệp xanh và sạch, kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo để có thể thu hút được các “con đại bàng” là những tập đoàn đầu tư lớn từ đó sẽ kéo theo được rất nhiều các nhà đầu tư khác hình thành chuỗi cung ứng.