当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kết c1】Khó khăn trong việc thu hồi, xử lý nợ thuế của doanh nghiệp bỏ trốn

Đi tìm những món nợ thuế chây ỳ của doanh nghiệp bị cưỡng chế - Bài 2: Khó thu hồi hàng nghìn tỷ đồng nợ thuế Đi tìm những món nợ thuế chây ỳ của doanh nghiệp bị cưỡng chế - Bài cuối: Kiến nghị giải pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế hiệu quả Giao chỉ tiêu thu hồi và xử lý nợ thuế quá hạn tối thiểu năm 2024 cho các đơn vị hải quan
Nguyên liệu gia công vi phạm do Cục Điều tra CBL- TCHQ phối hợp với Hải quan TPHCM bắt giữ. 	Ảnh: T.H
Nguyên liệu gia công vi phạm do Cục Điều tra CBL- TCHQ phối hợp với Hải quan TPHCM bắt giữ. Ảnh: T.H

Hơn 1.800 doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn

Theo Cục Hải quan TPHCM, trong thời gian qua, đơn vị đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp xử lý, thu hồi nợ đọng thuế. Đối với những trường hợp doanh nghiệp nợ thuế không còn hoạt động, công tác thu hồi nợ vô cùng khó khăn.

Các chi cục hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu cũng đã quyết liệt nhiều biện pháp cưỡng chế nợ thuế, nhất là đối với những doanh nghiệp nợ thuế đã ngừng hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4 cho biết, căn cứ tình hình chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, liên tục trong thời gian qua, chi cục đã ban hành nhiều công văn đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM thực hiện biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với nhiều doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ. Mới đây, Công ty TNHH Một thành viên An An Gia (MST 0313173963, địa chỉ: tầng 9 tòa nhà Viễn Đông, số 14 Phan Tôn, phường Đa Kao, quận 1, TPHCM) nợ hơn 5,5 tỷ đồng, đã bị cơ quan Hải quan đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty TNHH Một thành viên An An Gia thành lập năm 2015, với ngành nghề chính là buôn bán thực phẩm. Hiện doanh nghiệp này đã ngừng hoạt động kinh doanh, nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế, không thông báo với cơ quan Hải quan.

Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Long Sơn Nguyễn (địa chỉ: 52 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) nợ thuế trên 953 triệu đồng tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4 từ nhiều năm nay, nhưng doanh nghiệp vẫn không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước mặc dù cơ quan Hải quan đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Doanh nghiệp này đã ngừng hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh hơn 1 năm, nhưng không thông báo với cơ quan Hải quan theo quy định.

Để thu hồi nợ thuế đối với nhiều trường hợp có số nợ lớn, chây ỳ nhiều năm, năm 2017, Cục Hải quan TPHCM đã có công văn gửi Cục An ninh - Tài chính - Tiền tệ và Đầu tư (A84) đề nghị hỗ trợ ngăn chặn hành vi trốn thuế, chây ỳ nợ thuế xảy ra trên địa bàn TPHCM…

Khó xác định được đối tượng và địa chỉ thông báo

Ngoài khó khăn trong việc thu hồi nợ thuế của những doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, Cục Hải quan TPHCM cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thông báo thuế đối với trường hợp doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu (SXXK) không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, không nộp báo cáo quyết toán.

Hiện tại, Cục Hải quan TPHCM đã phát hiện, xác định có 45 trường hợp vi phạm, trong đó có 14 vụ chưa xác định được số thuế phải nộp, 3 vụ đã xác định được 1 phần trên tổng số thuế phải nộp, 28 vụ đã xác định được số thuế phải nộp, trong đó đã chuyển 2 vụ việc cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03)- Công an TPHCM.

Tất cả các vụ việc trên, Cục Hải quan TPHCM đã xác minh xong tình trạng hoạt động của công ty theo đúng quy định tại Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Cục Hải quan TPHCM chưa ban hành thông báo thuế do đang vướng mắc về thủ tục thông báo thuế; không xác định được đối tượng và địa chỉ nhận thông báo do doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh.

Theo Cục Hải quan TPHCM, căn cứ khoản 6, khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, SXXK được miễn thuế nhập khẩu, cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế quy định tại Điều 10, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016, Điều 36, Điều 37 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP), trường hợp cơ quan chức năng xác định doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã thông báo với cơ quan Hải quan thì nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, SXXK không đáp ứng điều kiện miễn thuế. Do vậy, sau khi xác minh doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký, cơ quan Hải quan thực hiện xác định số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp.

Do không ban hành thông báo thuế hoặc quyết định ấn định thuế nên cơ quan Hải quan chỉ gửi văn bản xác minh, phối hợp đến các cơ quan chức năng (cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh,...) với lý do “doanh nghiệp không nộp báo cáo quyết toán”; không có thông báo hành chính về nợ thuế của doanh nghiệp để phối hợp thực hiện các biện pháp cưỡng chế, xử lý.

Ngoài các vướng mắc trên, Cục Hải quan TPHCM có vướng mắc việc thực hiện hướng dẫn xác định định mức tính thuế đối với tổ chức, cá nhân bỏ trốn, mất tích mà cơ quan Hải quan không có định mức thực tế để xác định số tiền thuế…

Theo số liệu thống kê của Phòng Thuế XNK - Cục Hải quan TPHCM, trong số 4.800 doanh nghiệp nợ thuế tại Cục Hải quan TPHCM có hơn 1.800 doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh hoặc ngưng hoạt động (tương ứng hơn 1.300 tỷ đồng tiền nợ); gần 200 doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (tương ứng hơn 400 tỷ đồng tiền nợ). Số nợ của các doanh nghiệp bỏ trốn này chiếm phần lớn số nợ khó thu của Cục Hải quan TPHCM.

分享到: