当前位置:首页 > Cúp C2

【số liệu thống kê về benfica gặp famalicão】Học sinh chuyển hướng chọn học nghề

học nghề

Thay vì học đại học,ọcsinhchuyểnhướngchọnhọcnghềsố liệu thống kê về benfica gặp famalicão nhiều học sinh đã lựa chọn trường nghề để có thể gia nhập thị trường lao động. Ảnh: Anh Tư

Nhóm ngành kỹ thuật hút học sinh

Theo ông Vũ Xuân Hùng – Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), thời gian gần đây tâm lý của học sinh và phụ huynh về lựa chọn nghề nghiệp cũng đã có sự thay đổi rõ nét. Thay vì đổ xô vào chọn đại học, nhiều học sinh, phụ huynh đã tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn cánh cửa bước vào tương lai.

Thay đổi đầu tiên có thể thấy chính là tỷ lệ học sinh đăng ký học nghề tăng lên rõ rệt. Nhiều nhất chính là hệ trung cấp nghề. Năm học 2019 - 2020 các trường trung cấp đã tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí vượt chỉ tiêu đặt ra.

Ông Hùng cho biết, một số ngành nghề được học sinh lựa chọn nhiều là nghề sửa chữa ô tô, nghề nấu ăn, phục vụ nhà hàng khách sạn, nghề làm đẹp, cơ khí, nghề lập trình... Trong đó nghề công nghệ ô tô vẫn là ngành nghề được lựa chọn nhiều nhất. Nhiều trường thậm chí đã tuyển vượt chỉ tiêu mà số lượng học sinh đăng ký vẫn còn rất đông.

Thống kê sơ bộ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho thấy, năm 2019, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường cao đẳng, trung cấp là hơn 22.000 em, tăng gần 50% so với năm 2018. Tính đến hết tháng 8/2019, các trường nghề đạt vượt 10% so với chỉ tiêu tuyển sinh của năm trước.

Điển hình như ngành đào tạo ô tô tại Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội. Liên tục trong 5 năm trở lại đây, ô tô luôn là ngành tuyển sinh đạt và vượt chỉ tiêu. Dự kiến chỉ tuyển 250 nhưng thực tế đã có hơn 300 học sinh đăng ký. Một số ngành như kỹ thuật máy lạnh điều hòa cũng là ngành có số lượng thí sinh đăng ký học rất cao.

Ông Nguyễn Quang Huy - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội cho biết, tỷ lệ người dùng xe ô tô ở Việt Nam tăng nhanh đang tạo điều kiện cho nghề sửa chữa ôtô thăng hạng. Ngoài ngành ô tô một số ngành cơ khí, cơ điện tử cũng được thí sinh lựa chọn khá nhiều.

Đi học nghề đã có lương

Em Trương Thế Diệu (22 tuổi), học sinh trường Cao đẳng Bách Khoa Hà Nội là một điển hình cho việc học sinh từ bỏ đại học để chọn học nghề. Em Diệu cho biết, mặc dù thi đỗ đại học nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân em lại yêu thích học nghề, muốn thể hiện tay nghề của bản thân nên em đã chọn học nghề.

Ông Cao Văn Sâm – nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, việc lựa chọn giáo dục nghề nghiệp thay cho giáo dục đại học thời gian qua của giới trẻ cũng là bình thường. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển, nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề cộng với nhu cầu thị trường cần những sản phẩm công nghệ ngày càng nhiều. Điều này là cơ hội để thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp phát triển.

Nhận định về ngành nghề "hot" trong thời gian, qua ông Sâm cho biết, dẫn đầu phải kể đến ngành sản xuất, chế tạo ô tô, tiếp đó là ngành về dịch vụ du lịch, kho chuyển, chế tạo điện….

Thầy giáo Lê Đức Triệu - Trưởng Khoa Động lực, trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết: "Tại trường, học sinh, sinh viên được đào tạo theo chương trình kết hợp giữa lý thuyết và thực hành một cách linh hoạt. Trong thời gian đầu, tại xưởng thực hành của nhà trường, các em được làm quen với các loại động cơ mới và hiện đại của các hãng như Toyota, Mercedes, Ford, Hyundai". Trong quá trình học, một số học sinh, sinh viên của nhà trường đến thực tập tại doanh nghiệp (DN) còn được DN trả lương thực tập và bố trí ăn, ở. Sinh viên tốt nghiệp 100% đều được DN tuyển dụng, thậm chí có thời điểm số lượng sinh viên còn không đủ cung cấp nhu cầu tuyển dụng của DN.

Em Lê Nhật Chung (Hà Nam) đang học tại Khoa Động lực cho biết: “Theo học được 1 năm thì em được nhà trường cho đi thực tập tại công ty chế tạo ô tô. Tại đây em được học, thực hành với những loại máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao tay nghề. Đặc biệt, kể từ thời điểm đi thực hành tại công ty, em đã được công ty hỗ trợ tiền ăn ở là 3 triệu đồng/tháng”.

Cũng theo em Lê Nhật Chung, hiện công ty đã cam kết với nhà trường sẽ tuyển dụng 100% những lao động có thành tích tốt trong quá trình học tập và thực tập tại công ty. Nếu được nhận vào làm chính thức, Chung có khả năng sẽ được nhận mức lương từ 12 - 15 triệu đồng/tháng.

Còn theo thầy Lê Đức Triệu, Khoa Động lực của trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội luôn có số học sinh, sinh viên lên tới hơn 700 em, tại 3 cơ sở đào tạo của nhà trường, 2 cơ sở tại Hà Nội và 1 cơ sở tại Vĩnh Phúc.

Tháng 9/2018, gần 100 sinh viên hệ cao đẳng và học sinh hệ trung cấp của nhà trường đã tốt nghiệp, hầu hết trong số đó đều có việc làm ngay với mức lương khởi điểm từ 6,5 triệu đồng/tháng trở lên, có em còn cao hơn./.

Anh Tư

分享到: