HoREA kiến nghị đổi mới phương thức thu phí bảo trì chung cư Không bàn giao phí bảo trì chung cư sẽ bị cưỡng chế Chính phủ chỉ đạo kiểm tra vụ phí bảo trì tại toà Keangnam Bộ Xây dựng đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
Theo Bộ Xây dựng, sau 5 năm thực hiện Nghị định 99/2015/NĐ-CP đã phát sinh một số vướng mắc, dẫn đến phải sửa đổi bổ sung nghị định này. Trong đó, đáng chú ý là những sửa đổi liên quan đến vấn đề quản lý kinh phí bảo trì nhà chung cư.
Bộ Xây dựng cho biết, Điều 36 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chủ đầu tư phải lập một tài khoản để người mua, thuê mua căn hộ nộp kinh phí 2% bảo trì nhà chung cư.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy có tình trạng chủ đầu tư đã tự ý sử dụng tài khoản này trước khi bàn giao cho Ban quản trị, từ đó dẫn đến khó khăn trong công tác quyết toán, thu hồi kinh phí này để bàn giao sang cho Ban quản trị.
Bên cạnh đó, quy định người mua nhà nộp kinh phí bảo trì theo 2 hình thức: nộp trực tiếp vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng mua bán hoặc nộp cho chủ đầu tư để chủ đầu tư chuyển vào tài khoản kinh phí bảo trì.
Tuy nhiên, việc quy định 2 hình thức nộp tiền như trên cũng dẫn đến tình trạng chủ đầu tư đã sử dụng kinh phí này trước khi bàn giao cho Ban quản trị, từ đó dẫn đến khó khăn trong công tác quyết toán, thu hồi kinh phí để bàn giao sang cho Ban quản trị.
Vì vậy, một số địa phương đề nghị cần quy định rõ trong Nghị định về tài khoản kinh phí bảo trì theo hướng đây phải là tài khoản “đóng”, chủ đầu tư không được sử dụng cho đến khi bàn giao sang cho Ban quản trị. Đồng thời, cần thiết bỏ quy định về hình thức nộp tiền trực tiếp cho chủ đầu tư để hạn chế tình trạng trên.
Cũng theo Bộ Xây dựng, Điều 37 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định trường hợp phải xử lý tài sản của chủ đầu tư để thu hồi kinh phí bảo trì cho Ban quản trị thì trong quyết định cưỡng chế thu hồi, UBND cấp tỉnh phải nêu rõ biện pháp xử lý tài sản.
Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện các địa phương đã gặp vướng mắc, do không rõ thực hiện xử lý tài sản theo hình thức nào, dẫn đến rất khó cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì nhà chung cư sang cho Ban quản trị.
Từ những vướng mắc đó, Bộ Xây dựng đang sửa đổi Điều 36 theo hướng quy định cụ thể Chủ đầu tư phải lập tài khoản vốn chuyên dùng để người mua, thuê mua, chủ đầu tư nộp kinh phí 2% bảo trì vào tài khoản này.
Việc sửa đổi này nhằm bảo đảm tài khoản vốn chuyên dùng được thực hiện như dạng tài khoản “đóng”, chủ đầu tư không được tự ý sử dụng vào các mục đích khác.
Đồng thời quy định một hình thức để người mua nhà nộp tiền trực tiếp vào tài khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư, bỏ quy định nộp trực tiếp cho chủ đầu tư.
Về xử lý tài sản của chủ đầu tư để thu hồi kinh phí bảo trì 2% bàn giao cho Ban quản trị, Bộ Xây dựng sửa đổi Điều 37 theo hướng quy định hình thức xử lý tài sản của chủ đầu tư theo hình thức bán đấu giá tài sản để làm cơ sở cho địa phương thực hiện việc thu hồi kinh phí bàn giao cho Ban quản trị.
顶: 5踩: 7
【dự đoán tỷ số ac milan】Lập tài khoản “đóng” để ngăn chủ đầu tư tự ý sử dụng phí bảo trì
人参与 | 时间:2025-01-26 23:27:51
相关文章
- Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- Bệnh nhân 18 nhiễm Covid
- Sau ca 237, Bộ Y tế ra thông báo khẩn liên quan đến 3 bệnh viện ở Hà Nội
- Việt Nam hiện không đủ lực để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu?
- "Đinh Rú
- Gần 50% người trưởng thành lo sợ thất bại khi khởi nghiệp
- Tăng trưởng kinh tế 2016: Phép thử cho Chính phủ nhiệm kỳ mới
- Bắt đối tượng giả danh thanh tra, lừa đảo nhiều chủ cơ sở sản xuất, chế biến
- 37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- Bắt đối tượng lừa đào chiếm đoạt tài sản dưới hình thức chơi họ
评论专区