发布时间:2025-01-10 23:37:45 来源:Empire777 作者:World Cup
Tận dụng hiệu quả cơ hội từ FTA
Kể từ khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8,úhuýchtừEVFTAđẩyxuấtkhẩuthủysảntăngtrưởngmạtỷ số leverkusen hôm nay xuất khẩu Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến mới nhờ những ưu đãi về thuế quan, thị trường… Đánh giá về vấn đề này, ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, Hiệp định EVFTA đã bước đầu mang lại nhiều kết quả tích cực cho nền xuất khẩu nước ta trong bối cảnh đang bị suy giảm do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Thông qua đó góp phần giúp nước ta đảm bảo mức tăng trưởng về xuất khẩu trong năm 2020.
Theo số liệu của Bộ Công thương, sau gần 3 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, các tổ chức được ủy quyền đã cấp khoảng 23.800 bộ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1, với kim ngạch khoảng 963 triệu USD, đi 28 nước EU. Như vậy có thể thấy, so với các FTA khác, số lượng C/O trong EVFTA lớn hơn rất nhiều. Điều đó cho thấy, DN đã bước đầu tận dụng hiệu quả hiệp định này.
Đặc biệt, thủy sản là một trong những ngành hàng được nhận định sẽ tận dụng được nhiều ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định EVFTA để nâng cao kim ngạch xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Và trên thực tế, kể từ khi thực thi EVFTA đến nay cho thấy, thủy sản là một trong những mặt hàng đã tận dụng khá tốt các ưu đãi từ EVFTA.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, xuất khẩu thủy sản trong tháng 10 tiếp tục đà tăng trưởng trên 10% với khoảng 923 triệu USD. Lũy kế, tổng xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm lên gần 7 tỉ USD.
Trong đó, riêng xuất khẩu tôm trong tháng 10 tiếp tục đà tăng mạnh với trên 21%, đạt khoảng 419 triệu USD. Tổng xuất khẩu 10 tháng là 3,1 tỉ USD, tăng 12% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, tận dụng Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu tôm sang Canada tăng gần 29%, đạt 146,5 triệu USD và đang dẫn đầu thị phần tại Canada. Đây là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 7 của Việt Nam, chiếm 5% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam.
Bên cạnh mặt hàng tôm, sau khi sụt giảm liên tục tới 30% trong các tháng đầu năm, từ khi EVFTA được thực thi, xuất khẩu cá tra đã hồi phục khả quan hơn khi tháng 9 giảm 17%, còn sang tháng 10 chỉ giảm 3% so với cùng kỳ đạt gần 175 triệu USD...
Dự báo từ giờ đến cuối năm sẽ tăng mạnh
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, cú huých từ hiệp định EVFTA sẽ tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm, khi nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường nhập khẩu tăng mạnh.
Tính toán và dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy, xuất khẩu thủy sản cả năm 2020 có thể đạt khoảng 8,45 tỉ USD, giảm nhẹ 1,5% so với năm 2020.
Thực tế cho thấy, ở một số thị trường xuất khẩu, thủy sản Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế để vượt lên các đối thủ như Ấn Độ, Thái Lan…chiếm lĩnh thị phần. Đơn cử như tại thị trường Canada có nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao, hơn nữa lại được hưởng ưu đãi thuế từ CPTPP nên cơ hội cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này còn nhiều. Trong khi đó hiện DN nước này đang muốn đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam, dựa trên những chính sách khuyến khích đa dạng hóa thị trường của Chính phủ.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị, các thị trường chủ đạo nhập khẩu thủy sản nước ta ngày càng có nhiều đòi hỏi khắt khe, với yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn, tiêu chí, nhất là các nước nội khối EVFTA, CPTPP. Do đó, về lâu dài, muốn phát triển bền vững trong “sân chơi thương mại” này, DN cần phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, có hệ thống truy xuất nguồn gốc minh bạch, khoa học để đáp ứng được các yêu cầu liên quan đến chứng nhận xuất xứ.
Đồng thời, DN cần tiếp tục tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, chuẩn bị các nguồn lực, sản xuất các hàng hóa chất lượng. Đặc biệt, DN phải kiểm soát được chất lượng thủy sản thông qua việc kiểm soát được chuỗi sản xuất, chuỗi hệ thống cung ứng…chỉ có như vậy mới nắm bắt và tận dụng được bền vững cơ hội xuất khẩu.
Ngoài ra, theo đại diện Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, bên cạnh sự nỗ lực của DN, Chính phủ, bộ, ngành cũng cần có những chính sách, cơ chế hiệu quả để hỗ trợ DN trong việc đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa và hỗ trợ DN thực hiện nghiêm túc quy định về chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp, gỡ “thẻ vàng” đối với sản phẩm hải sản khai thác xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Âu.../.
Tố Uyên
相关文章
随便看看