Cụ thể,ốnFDImớităngtrecircnsovớicugravengkỳnhận định bóng đá nhật bản hôm nay trong kỳ thống kê (tính đến thời điểm 20-1), cả nước có 127 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt trên 1,1 tỷ USD, tăng 188,6% về số dự án và tăng 157,9% về số vốn so với cùng kỳ năm 2015. Đồng thời có 56 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được bổ sung vốn với 323,4 triệu USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn bổ sung đạt trên 1,33 tỷ triệu USD, tăng 101,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng lưu ý, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tháng 1-2016 ước tính đạt 800 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài của các dự án cấp mới trong tháng tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký đạt 905,1 triệu USD, chiếm 67,8% tổng vốn đăng ký; ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 210,6 triệu USD, chiếm 15,8%; các ngành còn lại đạt 219,1 triệu USD, chiếm 16,4%.
Cả nước có 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Hà Nội có số vốn đăng ký lớn nhất với 226,9 triệu USD, chiếm 22,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bắc Ninh 145,1 triệu USD, chiếm 14,3%; Thành phố Hồ Chí Minh 130,4 triệu USD, chiếm 12,9%; Bắc Giang 112,4 triệu USD, chiếm 11,1%; Tây Ninh 99,1 triệu USD, chiếm 9,8%; Phú Yên 59,2 triệu USD, chiếm 5,9%; Bình Dương 50,5 triệu USD, chiếm 5%; Bà Rịa - Vũng Tàu 42,1 triệu USD, chiếm 4,2%.
Trong số 22 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam trong tháng 1-2016, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 290,7 triệu USD, chiếm 28,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Malaysia với 233,2 triệu USD, chiếm 23,1%; Hàn Quốc 108,6 triệu USD, chiếm 10,7%.
Nguồn SGGP