【đá bóng mu vs mc】Phụ nữ tự tin khởi nghiệp, phát triển kinh tế
Từ những hoạt động của phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế,ụnữtựtinkhởinghiệppháttriểnkinhtếđá bóng mu vs mc khởi nghiệp, nhiều hội viên phụ nữ ngày càng tự tin, mạnh dạn khởi nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Thành công bước đầu từ những mô hình khởi nghiệp không chỉ giúp bản thân hội viên, phụ nữ khẳng định năng lực, khả năng kinh tế mà còn cổ vũ, động viên nhiều hội viên tham gia phong trào, cùng giúp phát triển kinh tế gia đình và làm giàu từ sự cần cù, sáng tạo của chính mình.
Phụ nữ mạnh dạn làm kinh tế
Với cách làm sáng tạo, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, khu vực, qua đó tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp cận và lựa chọn được mô hình phát triển kinh tế phù hợp để theo đuổi, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, phát huy quyền năng kinh tế của bản thân.
Tại huyện Tam Bình, công việc đan đát các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình từ lâu đã trở nên quen thuộc với nhiều hội viên, phụ nữ. Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã khuyến khích đầu tư hỗ trợ thành lập các tổ đan đát để phụ nữ địa phương tham gia, đồng thời hỗ trợ vốn vay, mở các lớp dạy nghề để phụ nữ tiếp cận các mẫu mã mới, đáp ứng yêu cầu theo đơn đặt hàng. Với công việc này, nhiều hội viên, phụ nữ có thêm thu nhập với mức từ khoảng 2 - 3 triệu đồng/tháng.
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tam Bình Nguyễn Thị Mai Quyên cho biết: “Mô hình đan thảm lục bình chủ yếu đòi hỏi sự cần cù và khéo léo, đồng thời tận dụng thời gian nông nhàn và nguyên liệu ở địa phương nên thu hút khá đông hội viên tham gia. Nhiều chị em mạnh dạn đứng ra làm đầu mối, tìm đơn đặt hàng về cho các thành viên trong tổ làm nên công việc khá ổn định. Điển hình như chị Phạm Thị Tơ (Xã Bình Ninh, huyện Tam Bình) là một trong những người khởi xướng và lan tỏa, phát triển mạnh mẽ ngành nghề này từ nhiều năm qua. Qua quá trình phát triển, đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành hơn 20 tổ hợp tác và tạo việc làm cho gần 1.000 lao động, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hội viên, phụ nữ ”.
Theo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long, từ hiệu quả của phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình trong hệ thống Hội và sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án của địa phương đã giúp hội viên, phụ nữ sử dụng hiệu quả kiến thức, vốn vay phát triển kinh tế gia đình. Nắm bắt cơ hội, nhiều hội viên mạnh dạn triển khai các mô hình phụ nữ làm kinh tế, mang lại hiệu quả. Đáng phấn khởi là sản phẩm của phụ nữ đã có mặt trên thị trường ngày càng nhiều và được công nhận sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao vai trò, vị thế, quyền năng kinh tế của phụ nữ.
Tại Hội thi “Trưng bày sản phẩm phụ nữ khởi nghiệp” tỉnh Vĩnh Long năm 2024 vừa qua có hơn 60 sản phẩm khởi nghiệp của hội viên, phụ nữ của 8 huyện, thị xã trong tỉnh. Bên cạnh những sản phẩm mang đậm nét tài nguyên của bản địa, nâng tầng giá trị sản vật địa phương, nhiều sản phẩm thể hiện trí tuệ, sự sáng tạo, khéo léo của phụ nữ.
Chị Nguyễn Thị Kim Huệ, Chủ cơ sở sản xuất chả giò Thành Phát, thành phố Vĩnh Long chia sẻ: “Phụ nữ ngày nay không còn thu mình với việc nội trợ nữa mà đã biết phát huy vai trò trong phát triển kinh tế gia đình, tìm cho mình một công việc phù hợp để khẳng định năng lực của bản thân. Chính vì vậy, tôi đã nỗ lực phát triển các sản phẩm khởi nghiệp của mình. Đến nay, tôi đã phát triển được 8 loại chả giò, các sản phẩm đã được công nhận sản phẩm tiêu biểu cấp thành phố, cấp tỉnh và sản phẩm OCOP 3 sao. Thời gian tới, tôi mong muốn được tham gia nhiều hơn những hoạt động, phong trào phụ nữ khởi nghiệp để vừa học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm, vừa giới thiệu sản phẩm của mình đến với mọi người để cùng lan tỏa phong trào”.
Đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp