【bảng xếp hạng quốc gia nhật bản】Việt Nam đang khó gì khi gỡ “thẻ vàng” hải sản từ EC?
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: Dù Việt Nam đã quyết tâm khá cao và có được kết quả ban đầu nhưng việc thực hiện các nhiệm vụ để gỡ bỏ thẻ vàng với hải sản từ EC vẫn còn không ít khó khăn.
Trước đây, nghề cá của Việt Nam là nghề cá nhân dân với phần nhiều phương tiện khai thác chưa được hiện đại. Hệ thống hạ tầng từ bến cảng đến các thiết bị khai thác chưa đáp ứng được yêu cầu của nghề cá hiện đại.
Bên cạnh đó, điểm quan trọng là phải nhận thức rõ tài nguyên biển là hữu hạn, phải có thêm nhiều biện pháp. Ví dụ như, một bộ phận phải chuyển hướng sang nuôi trồng để giảm tải áp lực về khai thác.
Ngoài ra, việc bố trí lại lao động, nhất là những lao động không còn đủ điều kiện vươn khơi, đặc biệt là khơi xa thì phải tổ chức lại, mở thêm ngành nghề mới để tạo sinh kế cho bộ phận ngư dân chuyển nghề.
“Tóm lại là còn rất nhiều vấn đề phải tiếp tục làm. Những việc phải làm không chỉ đơn thuần gói gọn trong chín nội dung khuyến nghị về nạn khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) của EC mà điều quan trọng là phải có các biện pháp phấn đấu để có một nghề khai thác thủy sản bền vững, hiệu quả cho ngư dân cũng như các thành phần tham gia khai thác”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, thời gian tới, không chỉ với thị trường EU mà tại tất cả thị trường trên thế giới, ngành thủy sản đều phải phấn đấu đến một đích chung là khai thác một cách hiệu quả, phát triển những giá trị hợp lý và bền vững.
Muốn đạt được mục tiêu đó, giải pháp trước hết là tiếp tục hoàn thiện thể chế Luật Thủy sản mới được thông qua, tiếp tục hoàn thiện các văn bản dưới luật, từ nghị định, thông tư đến các văn bản pháp luật khác; rà soát lại những kiến nghị, có sự đầu tư kể cả từ cấp Trung ương, địa phương và đặc biệt là huy động hình thức xã hội hóa để mọi người cùng tham gia hoàn thiện các thiết chế hạ tầng của ngành thủy sản phục vụ cho sự phát triển.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục tăng cường giáo dục để tất cả các thành phần kinh tế, trong đó có ngư dân nghiêm túc chấp hành các chủ trương chính sách pháp luật...
Ngoài ra, một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường hợp tác quốc tế, tận dụng những kinh nghiệm đi trước của quốc tế, các bài học, công nghệ và cả nguồn lực để xây dựng ngành khai thác thủy sản Việt Nam phát triển một cách bền vững.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·Bắt 1 người nước ngoài vận chuyển gần 15 kg sừng tê giác
- ·Học cách thích ứng với mọi đổi thay
- ·Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 1%
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·Mười nước lặng lẽ mua khí đốt của Nga bằng đồng Rúp
- ·Belarus nói muốn Nga giúp chế tạo tên lửa đạn đạo
- ·Bắt đối tượng vận chuyển súng, đạn qua cửa khẩu Dinh Bà
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·BIC: Lãi gần 580 tỷ đồng, hoàn thành 120% kế hoạch năm
- ·Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- ·Sau Ba Lan, Bulgaria, thành viên EU nào sẽ bị Nga ngắt khí đốt?
- ·Ngăn “trái tuyến” từ gốc trong tuyển sinh vào lớp 6
- ·Tuân thủ và thực hành tiêu chuẩn phát triển bền vững, Prudential vinh danh trong Top 100 CSI 2023
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·Nhẹ gánh lo tài chính sau biến cố tai nạn, bệnh hiểm nghèo
- ·Nga xác nhận ông Putin dự thượng đỉnh G20, Mỹ tìm cách đối phó
- ·Để đi lên, chỉ có thể là phấn đấu…
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·Quan chức Kiev ám chỉ Ukraine liên quan sự cố ở Nga