当前位置:首页 > World Cup

【bxh bd trung quoc】Thiếu hơn 45.000 giáo viên, Việt Nam vượt Mỹ về xếp hạng giáo dục

Thiếu hơn 45.000 giáo viên,ếuhơngiáoviênViệtNamvượtMỹvềxếphạnggiáodụbxh bd trung quoc chủ yếu ở bậc mầm non và ĐH

Bất cập giáo viên “vừa thừa, vừa thiếu” được thông tin, mổ xẻ thẳng thắn tại Hội nghị sơ kết học kỳ 1 năm học 2016-2017 của khối Sở GD&ĐT ttại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ lưu ý, việc điều chuyển thừa – thiếu giữa các bậc học là tình thế nhưng chúng ta vẫn phải tôn trọng chất lượng.

Hiện tại, tổng số giáo viên các trường công lập dôi dư trong cả nước là gần 27.000 người. Số giáo viên còn thiếu là hơn 45.000 người, trong đó thiếu nhiều nhất ở bậc mầm non (thiếu 32.641 người) và bậc tiểu học (thiếu 7.824). Nhiều địa phương phải điều hàng trăm giáo viên THCS xuống cấp học thấp hơn.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ lưu ý, việc điều chuyển thừa – thiếu giữa các bậc học là tình thế nhưng chúng ta vẫn phải tôn trọng chất lượng. Việc tiến hành vội vã có thể tiềm ẩn nguy cơ khôn lường về sau này, chẳng hạn có thể “đẻ” thêm nhiều hiện tượng giáo viên bạo hành trẻ.

Chiều 13/1, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có buổi trò chuyện cùng với sinh viên, thanh niên của chương trình Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM.

Trong buổi nói chuyện, Ngoại trưởng Mỹ John F.Kerry nhận định: "Việt Nam là một đất nước rất coi trọng học tập, đây là giá trị truyền thống của Việt Nam.

Ngoại trưởng Mỹ đánh giá cao và tin tưởng ĐH Fulbright của Việt Nam sẽ trở thành trường ĐH tuyệt vời

Ông cũng đánh giá cao và tin tưởng ĐH Fulbright của Việt Nam sẽ trở thành trường ĐH thật tuyệt vời, một trung tâm tiêu chuẩn quốc tế có tự do học thuật, minh bạch, sẽ nhận rất nhiều sinh viên không phân biệt giàu nghèo nhưng sẽ bảo tồn nền văn hóa Việt Nam.

Được biết, trước buổi nói chuyện, ông đã chuyển ý định thư cho lãnh đạo trường ĐH Fulbright của Việt Nam để tài trợ xây dựng khu trường này dự kiến trong năm nay. Lễ trao Ý định thư diễn ra tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, gần địa điểm xây dựng khuôn viên FUV tại Khu Công nghệ Cao TP. Hồ Chí Minh.

Nhà sinh học hàng đầu Việt Nam qua đời

Thông tin từ ĐH QGHN, GS Võ Quý - "nhà sinh học", "nhà điểu học", "người bạn của thiên nhiên" đã qua đời ngày 10/1, thọ 88 tuổi.

GS Võ Quý sinh ra và lớn lên ở Yên Hồ (Đức Thọ, Hà Tĩnh), được trời phú cho một nghị lực, trí thông minh và lòng kiên trì hiếm có, tới tuổi 77, ông đã đặt chân lên hầu hết mọi miền rừng núi của Tổ quốc.

Ông đã là tác giả của 14 cuốn sách, tiêu biểu, là dịch giả chính của 3 cuốn sách về môi trường đồng thời cũng là tác giả của hơn 100 công trình khoa học đã công bố trong nước và nước ngoài. GS. Võ Quý còn là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế...

GS Võ Quý

Ông đã dồn cả tâm huyết, công sức và cả tiền của để góp sức vào bảo vệ tài nguyên môi trường, xoá đói giảm nghèo cho nông dân. Ông đã tặng toàn bộ phần thưởng trị giá 150.000 USD giải Pew Scholars do Đại học Michigan (Hoa Kỳ) trao để nghiên cứu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh.

Năm 2003, GS. Võ Quý vinh dự là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên và là người châu Á thứ hai được nhận Giải thưởng Hành tinh xanh, giải thưởng quốc tế tương đương giải Nobel về môi trường, do Ashahi Glass Foundation trao tặng.

Việt Nam lọt top 20 quốc gia tốt nhất trên thế giới về giáo dục

Theo kết quả được rút ra từ Chương trình đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD thực hiện, Việt Nam xếp hạng thứ 19 trong danh sách 20 quốc gia tốt nhất trên thế giới về giáo dục. Với vị trí này, Việt Nam vượt lên trên các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Canada (xếp hạng 20) và Mỹ (hạng 25).

Bảng xếp hạng PISA do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện ba năm một lần. Kết quả mới công bố này là chương trình đánh giá năm 2015 trên bài thi của hơn nửa triệu thí sinh đại diện cho 28 triệu học sinh 15 tuổi ở 72 quốc gia và nền kinh tế.

Lần đầu tiên tham gia xếp hạng PISA năm 2012, Việt Nam đã đạt điểm toán, khoa học và kỹ năng đọc cao hơn vương quốc Anh và Mỹ. Tờ Independent nhận định, có được kết quả này là nhờ một phần ở mức đầu tư cao về giáo dục cũng như văn hóa học tập chăm chỉ của học sinh từ khi còn nhỏ.

Công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới phiên bản 1/2017

Ngày 10- 12/1, Bộ GD&ĐT và Ngân hàng Thế giới tổ chức hội thảo Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và vận dụng vào điều kiện Việt Nam. Theo đó, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có điều chỉnh phù hợp.

Được biết, sau dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới được công bố vào tháng 8/2015, bản dự thảo được công bố tại Hội thảo này được xem mới nhất về tổng thể.

Dự thảo lần này phân biệt giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. (ảnh Minh họa)

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, dự thảo lần này phân biệt giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Theo đó, giai đoạn giáo dục cơ bản gồm các cấp tiểu học và THCS; còn giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp học THPT.

So với dự thảo trước đó, dự thảo lần này không tích hợp môn Lịch sử và Địa lý thành môn Khoa học xã hội ở cấp THCS. Ở cấp THPT cũng không gộp Lịch sử vào môn học mới là Công dân với Tổ quốc như dự thảo trước đó.

Thưởng tết cho giáo viên “lắng” hơn mọi năm

Một vài năm trước, “cơn địa chấn” xuất hiện ở TPHCM khi thưởng Tết giáo viên ở nhiều trường công lập lên đến… ngàn đô. Ghi nhận năm nay, các khoản cuối năm của giáo viên “lắng” hơn thấy rõ.

Rất nhiều trường học ở TPHCM tại các quận như Bình Thạnh, Thủ Đức, Bình Tân…, giáo viên hầu như không có thưởng Tết hoặc chỉ có vài trăm nghìn quà Tết. Họ chỉ có thể mong chờ một ít tiền hỗ trợ từ thành phố hay chăm lo từ quận trung bình vài trăm nghìn đến một triệu đồng/người.

Tuy nhiên, việc thưởng Tết giáo viên ở TPHCM “lắng” xuống so với các năm gần đây còn do nhiều trường khá kín tiếng, không muốn đề cập mức thưởng.

Theo Dân trí

分享到: