Nằm cách thành phố Hà Nội khoảng 90km,ácTrăthuỵ điển fc thác Trăng (thuộc địa phận xóm Trăng Tà, xã Nhân Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) là điểm đến hấp dẫn đông đảo du khách, nhất là vào những tháng hè nhờ khung cảnh xanh mát, nước trong, sạch và có nhiều hoạt động vui chơi, hòa mình vào thiên nhiên.
Đại diện lãnh đạo xã Nhân Mỹ cho biết, thác Trăng là địa điểm nằm trong quy hoạch về phát triển du lịch của địa phương, được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh năm 2019.
Thác Trăng gây ấn tượng với du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, bình dị. Nhìn từ dưới lên, du khách có thể thấy ngọn thác được chia thành 5 tầng thác khác nhau.
Thác nước ở tầng thứ nhất cao khoảng 3m, khi đổ xuống tạo thành những dòng chảy mạnh tung bọt trắng xóa.
Tầng thác thứ 2 và thứ 3 có độ cao từ 4 - 7m, gồm các đoạn dốc thoai thoải với những bậc đá gập ghềnh nên dòng nước chảy hiền hòa hơn.
Ở tầng thứ 4 và thứ 5, dòng nước rẽ ra nhiều nhánh, chảy len lỏi qua từng phiến đá nằm dưới những tán cây cổ thụ.
Trong đó, tầng thác đầu tiên và tầng thác thứ 2, 3 là những địa điểm thu hút du khách tới trải nghiệm hơn vì chân thác có hồ nước rộng, mực nước không sâu, thuận tiện cho cả trẻ em và người lớn bơi lội.
Anh Nguyễn Huy Tiến (người sáng tạo nội dung ở Hòa Bình) từng đến thác Trăng nhiều lần vì ấn tượng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp.
Theo anh Tiến, du khách có thể trải nghiệm thác Trăng quanh năm nhưng thời điểm lý tưởng nhất là từ tháng 3 đến tháng 8. Lúc này, thác nhiều nước, nước trong và sạch hơn.
Đồng thời, đây cũng là khoảng thời gian du khách có thể tha hồ tắm mát, thư giãn và tránh cái nắng, oi bức của mùa hè miền Bắc.
Du khách bơi lội ở khu vực tầng thác thứ nhất. Tầng thác này hiện hút khách nhất vì khung cảnh đẹp, hồ nước rộng và trong xanh. Nguồn: @giang_a_phu
Đến với thác Trăng, ngoài hoạt động hòa mình vào dòng thác mát lạnh, du khách còn có cơ hội tìm hiểu về đời sống văn hóa, phong tục tập quán của bà con dân tộc Mường nơi đây.
Quanh thác Trăng, người dân bản địa xây dựng một số lán nhỏ ở khu vực phía thượng nguồn để phục vụ du khách nghỉ ngơi, hoặc tổ chức ăn uống, dã ngoại ngoài trời.
Du khách có thể chủ động mang theo đồ ăn hoặc đặt cơm ngay tại khu vực thác với nhiều món ngon, đặc sản trứ danh của người bản địa như: Cơm lam, măng đắng, gà đồi, ốc đá, cá suối nướng, thịt lợn rừng...
Ngoài ra, khách du lịch tới đây cũng có thể lựa chọn các hình thức lưu trú đa dạng như camping, homestay,… ở một số khu nghỉ cạnh thác với giá dao động từ 300.000 – 500.000 đồng/đêm.
“Khung cảnh ở thác Trăng vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, nước trong và sạch, có thể nhìn thấy đáy. Xung quanh thác có một số dịch vụ như ăn uống, nước giải khát, cho thuê đồ bơi hoặc trang phục chụp hình nên thuận tiện cho du khách ghé thăm.
Cuối tuần, lượng khách tới thác rất đông nên bạn có thể sắp xếp đi vào các ngày trong tuần hoặc đặt dịch vụ ăn uống, lưu trú từ trước”, bạn Nguyễn Vy – một du khách ở Hà Nội chia sẻ.
Để đến thác Trăng, từ Hà Nội, du khách di chuyển theo đường Đại lộ Thăng Long, chạy theo hướng Hòa Lạc (Hòa Bình) rồi rẽ vào tỉnh lộ 436, đi tiếp khoảng 300m là tới khu vực thác.
Nhiều du khách từng đến thác Trăng nhận xét, đường đi vào khu vực thác rất thuận tiện, ô tô và xe máy có thể di chuyển tận nơi.
Tới đây, du khách cũng có thể kết hợp trải nghiệm thác Thung Vòng (ở xóm Khi) trên địa bàn xã Nhân Mỹ, cách thác Trăng vài cây số hoặc tiếp tục hành trình khám phá một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở các huyện lân cận như bản Lác (Mai Châu), thác Mu (Lạc Sơn),… với thời gian di chuyển chỉ khoảng 1 tiếng.
Suối 'chữa lành' cách Hà Nội 30km, khách vui chơi thỏa thích hết 100.000 đồngKhu vực suối khá rộng, nước trong và sạch, hai bên bờ là những rặng cây cao, thích hợp làm điểm đến “chữa lành” cho các gia đình, nhóm bạn trẻ tới trải nghiệm dã ngoại. Đường đi thuận tiện, ô tô và xe máy có thể tiếp cận tận nơi.