【keo bong da truc tiep】Lận đận số phận ô tô Nga tại thị trường Việt Nam

Keyword đầu tiên có dấu
Đầu năm 2018,ậnđậnsốphậnôtôNgatạithịtrườngViệkeo bong da truc tiep showroom của nhà phân phối xe Nga là AutoK luôn tấp nập khách đến tham khảo thông tin nhưng nay showroom đã đóng cửa

3 năm ưu đãi thuế vẫn không thoát ế

Tháng 10/2016, Nghị định thư giữa Việt Nam với Liên bang Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam có hiệu lực, thuế suất thuế nhập khẩu một số dòng ô tô thể thao, pickup và xe tải từ Nga được áp mức 0%. Người tiêu dùng bắt đầu hào hứng, ngóng đợi những chiếc xe từ nước Nga với kỳ vọng mua được xe bền, giá rẻ.

Với dòng xe thể thao SUV và pickup, vào thời điểm cuối năm 2016, khi xe UAZ bắt đầu rục rịch được nhập về Việt Nam, đại diện truyền thông của nhà phân phối độc quyền AutoK khi ấy tự tin khẳng định “thị trường rất tốt”.

“Bên cạnh khách hàng U50-60 vốn yêu mến UAZ vì xe gắn bó nhiều kỷ niệm về tình hữu nghị Việt-Xô, thì lớp khách hàng mới mong chờ sử dụng các dòng xe 2 cầu giá rẻ có tính năng vượt địa hình bền bỉ. Công ty có những đơn đặt hàng đến chục xe Hunter, Pickup ở Phú Quốc, Đà Nẵng, Tây Nguyên…”, đại diện AutoK chia sẻ.

Khi đó, dòng xe bán tải của hãng UAZ với giá bán bản tiêu chuẩn UAZ pickup chỉ 495 triệu đồng, bản cao cấp nhất giá bán chỉ ở mức 560 triệu đồng, từng tạo ra sức ép nhất định lên các dòng xe bán tải khác như: Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Chevrolet Colorado hay Toyota Hilux. Tuy nhiên chỉ rộ lên được thời gian đầu, sau đó những mẫu xe Nga rơi vào cảnh ế ẩm nhiều tháng liền. Thậm chí, nhiều người trót mua dòng xe này với mục đích cho thuê cũng bị vạ lây do dòng xe này tốn nhiên liệu lại nghèo nàn về trang bị nên không thể cạnh tranh được với các dòng xe Nhật, Hàn.

Sau hơn 2 năm sau, nhà phân phối AutoK đã ngừng kinh doanh, đóng cửa showroom. Giám đốc nhà phân phối không còn muốn gặp báo chí, mặc dù trước đó ông tràn đầy nhiệt huyết và đặt ra những mục tiêu lớn lao, đặc biệt với thương hiệu xe thể thao, bán tải của UAZ.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, người phụ trách mảng kinh doanh AutoK nay đã chuyển nghề cho hay: “Do chính sách phức tạp, không được miễn thuế ngay, kèm vướng mắc ở khâu nhập khẩu nên các khách hàng đợi xe “rụng” dần. Sự quan tâm của người tiêu dùng cũng giảm nhanh khiến doanh nghiệp phải thanh lý xe tồn và chính thức dừng kinh doanh cuối 2018. Ấn tượng sâu đậm của người Việt về xe UAZ, Vonga, Lada từ thời Liên Xô (cũ) không đủ làm động lực hối thúc người tiêu dùng Việt “xuống tiền” cho chiếc xe Nga thời hiện tại”.

Ở phân khúc xe tải thương mại, các hãng ô tô lớn của Nga như Công ty Thương mại Quốc tế (KAMAZ), Nhà máy sản xuất ô tô (GAZ, Llc) đều kỳ vọng xe Nga sẽ đánh bật dòng xe tải Trung Quốc ra khỏi thị trường nhờ chất lượng bền bỉ và giá thành cạnh tranh. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh cũng không như kỳ vọng.

Xe Nga sẽ “đông tiến” lần hai

Keyword đầu tiên có dấu
Dòng xe việt dã UAZ được ưu đãi thuế nhập khẩu 0% nhưng không được người tiêu dùng mặn mà bởi trang bị nghèo nàn, tốn nhiên liệu

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Đỗ Quang Toản, Giám đốc Công ty Thương mại và Vận tải Đức Giang (phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Làm nghề vận tải hàng chục năm nay, khái niệm trong đầu tôi khi nhắc đến xe Nga là sự bỉ bền, nhưng doanh nghiệp tôi chưa từng nghĩ đến việc mua xe Nga về để kinh doanh”.

“Thứ nhất, xe Nga hầu như không có sự lột xác nào về cấu hình tổng thành, hệ động lực lẫn ngoại thất, giá lại không hề rẻ so với mặt bằng chung. Đặc biệt các mẫu xe Nga đang thiếu chuỗi nhà phân phối đủ tầm. Thứ hai, nếu đang ở tỉnh mà bị sự cố, tôi đến đâu để mua được phụ tùng vật tư. Xe Nga chưa có hệ thống dịch vụ 3S nào xứng tầm”, ông Toản phân tích.

Nguồn tin của Báo Giao thông cho biết, thương hiệu xe du lịch Lada của hãng AvtoVAZ cũng đang có kế hoạch gia nhập thị trường Việt Nam vào cuối năm 2019. Chiếc xe giá siêu rẻ Lada Vesta từng gây sốt vì giá bán tại Nga rất rẻ chỉ từ 495.000 rúp, tương đương 166 triệu đồng. Tuy nhiên, một nhân viên bán hàng tại đại lý nhập khẩu cho biết, mẫu xe Lada Vesta khi về Việt Nam sẽ có giá khoảng 457 triệu đồng (bản tiêu chuẩn 1.8 AT), bản giá rẻ 1.6 MT (số sàn) khoảng 360 triệu đồng.

Đây vẫn là một mức giá được cho là rẻ hơn rất nhiều so với các mẫu xe cùng phân khúc. Mức tiêu thụ nhiên liệu của các loại động cơ này theo Lada công bố là 6,5L/100km đường cao tốc, 10L/100km đường thành phố và 8L/100km đường hỗn hợp.

Với giá bán mới dự kiến tập trung ở phân khúc xe bình dân từ 300 đến 700 triệu đồng, là điểm mới đáng chú ý của xe Nga trong năm 2019. Tuy nhiên, đây cũng là phân khúc mà các hãng xe Nhật, Hàn đang chiếm lĩnh với hàng chục mẫu xe, trong đó có tới 6 mẫu nằm trong Top 10 xe bán chạy nhất 2018 như Toyota Vios, Hyundai Grand i10, Hyundai Accent, Honda City, Kia Morning, Kia Cerato.

Được biết, cuối tháng 3/2019, Bộ Công thương khởi động lại dự thảo Nghị định thư mới, sửa đổi nghị định thư giữa Việt Nam với Liên bang Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, sẽ bổ sung quy định “Tổng lượng hạn ngạch thuế quan cho tất cả các liên doanh đến năm 2022” để tạo điều kiện cho xe Nga vào Việt Nam trong thời hạn đến năm 2022.

Đối với nhập khẩu xe nguyên chiếc, Việt Nam cho phép miễn thuế 850 xe vào năm 2019, 900 xe vào năm 2020. Đối với các liên doanh, nhập khẩu linh kiện được hưởng ưu đãi thuế kéo dài cho tới năm 2022 thay vì chỉ hỗ trợ tới năm 2021 như quyết định cũ.

Như vậy, sau 3 năm được ưu đãi thuế, các thương hiệu xe Nga tiếp tục phải tận dụng chính sách thuế để “thăm dò thị hiếu”, xem như phải khởi động lại quá trình thâm nhập vào thị trường Việt.

Theo thống kế của Tổng cục Hải quan, năm 2017, Việt Nam nhập từ Nga 542 xe ô tô các loại trị giá 28,9 triệu USD. Năm 2018, con số này giảm chỉ còn 393 xe các loại, trị giá 29,6 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập từ Nga 549 xe ô tô các loại trị giá 46,6 triệu USD.


Theo Báo Giao thông

Xe Nga giá rẻ vào Việt Nam, khó vượt xe Nhật, Hàn

Xe Nga giá rẻ vào Việt Nam, khó vượt xe Nhật, Hàn

Những chiếc Lada, UAZ được mong chờ về Việt Nam với giá rẻ, nhưng chặng đường phía trước không hề bằng phẳng.