当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【keo bongda】Giám sát chặt chẽ việc khoanh nợ, xóa nợ thuế

【keo bongda】Giám sát chặt chẽ việc khoanh nợ, xóa nợ thuế

2025-01-25 20:44:56 [Cúp C1] 来源:Empire777

Bộ phận “một cửa” Cục Thuế Điện Biên. Ảnh: NM

Bộ phận “một cửa” Cục Thuế Điện Biên. Ảnh: NM

Để đảm bảo việc khoanh nợ,ámsátchặtchẽviệckhoanhnợxóanợthuếkeo bongda xóa nợ chặt chẽ, Tổng cục Thuế cho biết đang xây dựng các văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện, đảm bảo chặt chẽ, theo nghị quyết đã được ban hành.

Gấp rút hoàn thiện các văn bản hướng dẫn

Nói về việc đưa nghị quyết vào cuộc sống, ông Đoàn Xuân Toản - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, ngay sau khi nghị quyết xử lý nợ thuế được Quốc hội thông qua, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết để tổ chức triển khai thực hiện. Về phía Bộ Tài chính, sẽ sớm ban hành thông tư quy định trình tự thủ tục hồ sơ xử lý nợ. Tổng cục Thuế sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai nghị quyết.

“Tổng cục Thuế đã yêu cầu các cục thuế tổ chức rà soát theo từng đối tượng xử lý nợ, từng địa bàn, tổ chức tập huấn cho cơ quan thuế các cấp, cán bộ thuế, tuyên truyền phổ biến nghị quyết đến người dân và doanh nghiệp… Các cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương để kiểm tra, xác minh thông tin, tài sản của người nộp thuế cũng như chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền xem xét xử lý” - ông Toản nói.

Nói về ý nghĩa của nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, ông Toản cho biết, tới đây Tổng cục Thuế sẽ xử lý dứt điểm các khoản nợ không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước (NSNN), làm cho số nợ ảo không tiếp tục gia tăng, giúp cơ quan quản lý thuế giảm chi phí quản lý, có điều kiện tập trung nguồn nhân lực vào việc quản lý thu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu, tăng thu cho ngân sách. Bên cạnh đó, việc ban hành nghị quyết cũng tạo điều kiện cho việc quản lý thuế được rõ ràng, minh bạch hơn, phản ánh đúng thực chất, tình trạng nợ thuế, cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

Đại diện cơ quan quản lý nợ, Tổng cục Thuế cũng cho rằng, mục tiêu quan trọng của nghị quyết không chỉ là xử lý, khắc phục triệt để số nợ đọng không còn khả năng nộp NSNN đã tồn tại qua nhiều năm, không để dây dưa kéo dài, mà còn tháo gỡ khó khăn cho những người nộp thuế có phát sinh nợ do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ. “Việc Quốc hội thông qua nghị quyết giúp các đối tượng được xử lý nợ có thể yên tâm phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh tốt hơn. Còn với ngành Thuế sẽ giải quyết dứt điểm nợ dây dưa, kéo dài nhiều năm, giảm tải được nhân lực, chi phí cho công tác quản lý. Tôi cũng phải nói thêm rằng, khi Quốc hội thông qua nghị quyết này không phải tất cả các đối tượng nợ thuế sẽ được xóa, mà phải căn cứ vào từng hồ sơ, từng trường hợp, điều kiện cụ thể mới được xem xét xóa phần tiền phạt chậm nộp, phần tiền chậm nộp của người nộp thuế còn nợ thuế. Việc xem xét cũng được giám sát chặt chẽ của cơ quan, ban, ngành có liên quan đã được quy định cụ thể tại Điều 7 của nghị quyết” - ông Toản nói.

Công khai đảm bảo giám sát chặt chẽ việc xóa nợ thuế

Để đảm bảo khoanh nợ, xóa nợ chặt chẽ theo nghị quyết, ông Nguyễn Văn Được - Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín cho rằng, cần phải có sự chung tay, giúp sức của tất cả các cơ quan bộ, ngành và cả Chính phủ để làm sao việc khoanh, xóa nợ thuế được công khai, minh bạch, đem lại hiệu quả thiết thực đến cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. “Đầu tiên Bộ Tài chính cần sớm ban hành quy định nguyên tắc, chuẩn mực và thực sự khoa học để các bên có liên quan tham chiếu thực hiện, cùng giám sát toàn bộ quá trình khoanh và xóa nợ thuế theo tinh thần của nghị quyết” - ông Được nói.

Bên cạnh việc giám sát của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, ông Được cho biết, để có thể xử lý ngay các khoản nợ thuế, cơ quan thuế các cấp cần rà soát và phân loại lại các khoản nợ thuế, tiền chậm nộp theo từng đối tượng mà nghị quyết đã nêu, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét. “Công việc này rất quan trọng, đòi hỏi sự chi tiết, khoa học và thận trọng để có được những thông tin và số liệu chính xác phục vụ tốt cho các bước tiếp theo. Đây chính là cơ sở để giảm thiểu các công việc không cần thiết, từ đó giảm thời gian, chi phí cho quá trình khoanh và xóa nợ thuế, hạn chế được các trường hợp gian lận và trục lợi chính sách” - ông Được nói.

Ông Được cũng kiến nghị, cần nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, cơ quan mặt trận tổ quốc và đặc biệt là cơ chế “dân biết, dân làm, dân bàn và dân kiểm tra”. Theo đó, cần công khai chi tiết về đối tượng, phạm vi cũng như số tiền nợ thuế, tiền chậm nộp được khoanh, được xóa trên cổng thông tin của ngành Thuế, của cơ quan nhà nước, cơ quan dân cử cũng như các trang thông tin thông tấn báo chí… để người dân và cộng đồng doanh nghiệp chung tay giám sát quá trình này.

“Biện pháp này sẽ là một hàng rào hữu hiệu để phát giác những trường hợp lợi dụng chính sách, hoặc những trường hợp do lỗ hổng tại các khâu của quá trình khoanh, xóa nợ thuế trước đó sẽ được kịp thời phát hiện và ngăn chặn… Tóm lại, quá trình khoanh nợ, xóa nợ thuế phải được thực hiện theo đúng quy trình, nguyên tắc, chuẩn mực với sự tham gia đầy đủ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cả người dân, đảm bảo việc khoanh nợ, xóa nợ được công khai, minh bạch và hiệu quả” - ông Được nói.

Nhật Minh

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读