【bong da ngoai anh】“Sếp lớn” ngân hàng không còn được kiêm nhiệm: Bắt buộc phải chọn lựa

[Thể thao] 时间:2025-01-12 00:48:15 来源:Empire777 作者:La liga 点击:113次

sep lon ngan hang khong con duoc kiem nhiem bat buoc phai chon lua

Chủ tịch,ếplớnngânhàngkhôngcònđượckiêmnhiệmBắtbuộcphảichọnlựbong da ngoai anh Tổng giám đốc ngân hàng không được phép làm lãnh đạo DN khác. Ảnh: ST.

Nhiều “sếp lớn” kiêm nhiệm

Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực vào ngày 15/1/2018. Theo đó, Luật đã bổ sung thêm quy định Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (giám đốc) của một tổ chức tín dụng không được đồng thời giữ các chức vụ tương tự ở DN khác. Ngoài ra, các lãnh đạo tại vị trí khác trong ban điều hành của ngân hàng như Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc cũng không được là thành viên HĐQT hay ban kiểm soát của ngân hàng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của ngân hàng. Luật còn quy định một người đã làm Phó tổng giám đốc của một ngân hàng cũng không được làm Tổng giám đốc hay Phó tổng giám đốc của bất cứ DN nào khác.

Quy định trên nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng, hay tình trạng thao túng ngân hàng và hoạt động sân sau. Điều này có nghĩa là sẽ có hàng loạt lãnh đạo ngân hàng hoặc DN buộc phải từ chức một hoặc nhiều vị trí quan trọng.

Rà soát “lai lịch” của nhiều “ông lớn”, hàng loạt những cái tên nổi bật đang kiêm nhiệm nhiều chức vụ có thể kể ra như: ông Đỗ Quang Hiển với các chức vụ: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn T&T, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Sàu Gòn Hà Nội (SHS) cùng nhiều DN khác; ông Vũ Văn Tiền với các chức vụ: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần XNK Tổng hợp Hà Nội (Geleximco); bà Nguyễn Thị Nga với các chức vụ: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn BRG và là thành viên ban quản trị của nhiều DN khác; ông Dương Công Minh với các chức vụ: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Him Lam…

Có thể thấy, hầu như những tên tuổi lớn trên thương trường Việt Nam có thể sẽ phải từ bỏ một trong nhiều chức vụ. Nhưng các chuyên gia cho rằng, điều này là hoàn toàn cần thiết khi giảm sở hữu chéo các tổ chức tín dụng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng. Nhất là khi chính Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã phải thừa nhận, sở hữu chéo khó xử lý với những trường hợp cố tình nhờ người đứng tên hộ, việc này rất tinh vi nên thanh tra phải kỹ lưỡng, hoặc qua thanh tra mới phát hiện ra. Vì thế, NHNN đã đề ra quy định cụ thể về cổ đông lớn và người liên quan để xác định cổ đông thực, rồi chặt chẽ quy định về chức danh chủ tịch HĐQT, Hội đồng thành viên và Ban điều hành… tại Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi.

Tăng cường giám sát

Nhận xét về tình hình trên, chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh cho rằng, việc lãnh đạo ngân hàng chỉ thuộc về ngân hàng đó sẽ có trách nhiệm giải trình trước cổ đông, tránh được hoạt động thao túng, lợi dụng, cho vay thiếu minh bạch, vì vậy việc cá nhân không được kiêm nhiệm chức vụ tại tổ chức tín dụng và DN là điều cần thiết. Hơn nữa, với cách thức quản lý và điều hành hợp lý, việc từ bỏ chức vụ của các “sếp lớn” nêu trên sẽ không có nhiều tác động đến hoạt động kinh doanh của cả tổ chức tín dụng và DN.

Theo đó, khi người điều hành DN hay tổ chức tín dụng từ bỏ chức vụ, họ vẫn có thể nắm giữ cổ phần, ngoài ra còn có họ hàng, gia đình cùng nắm giữ theo tiêu chuẩn đã quy định. Bên cạnh đó, những vị lãnh đạo này sẽ có một thời gian chuyển giao chức vụ cho người thân tín, có thể vừa hướng dẫn vừa điều hành ngầm để có thể tiến tới chuyển giao hoàn toàn khi ngân hàng hay DN vẫn phát triển bình thường. Đặc biệt, ông Minh cho rằng, nếu ngân hàng hay DN hoạt động bình thường, đã có những phương án kinh doanh cũng như quản trị điều hành hợp lý từ trước, thì họ sẽ hình thành bộ máy hoạt động tự động, nên việc thay đổi người điều hành có thể chỉ là “thay tên đổi họ”.

Do vậy, để đáp ứng quy định của Luật mới theo đúng tinh thần chung và mục tiêu hướng tới của Quốc hội cũng như NHNN, các “sếp lớn” bắt buộc phải đưa ra lựa chọn hợp lý về quản trị và chức vụ. Theo ông Đinh Tuấn Minh, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn cá nhân cũng như định hướng về phát triển DN của lãnh đạo ngân hàng, DN nên chưa đoán trước được điều gì.

Về phía cơ quan quản lý, một vị luật sư đã cho rằng cần tăng cường khả năng giám sát của cơ quan quản lý để phát hiện các trường hợp sở hữu chéo có thể phát sinh, tìm ra ông chủ thực sự của ngân hàng và DN. Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở bởi thực tế cho thấy, những quy định trước đây về giảm sở hữu chéo của NHNN dù đã đặt ra nhiều và quyết liệt nhưng hiệu quả vẫn còn gây tranh cãi, khi nhiều cá nhân, tổ chức “lách luật” dưới nhiều hình thức. Do đó, quy định về chức danh, chức vụ tại Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi được đánh giá phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp quản lý ngân hàng chặt chẽ hơn; nhưng bản thân ngân hàng hay DN phải chủ động nâng cấp hoạt động của mình theo hướng chuyên nghiệp, công khai năng lực tài chính, quản trị để minh bạch hoạt động, hạn chế những hành vi thao túng, lợi dụng.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接