您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文
【ltd hom nay va ngay mai】Ghi nhận ca tử vong đầu tiên trên thế giới vì cúm gia cầm H3N8 ở Trung Quốc
Nhà cái uy tín56517人已围观
简介 ');this.closest('table').remove();">Chủng virus H3N8 được cho là hiếm khi xâm nhập vào quần thể ngư ...
');this.closest('table').remove();"> |
Chủng virus H3N8 được cho là hiếm khi xâm nhập vào quần thể người nhưng đã gây ra ca tử vong ở người đầu tiên trên thế giới. Ảnh minh hoạ: AFP/Laodong |
Được biết, virus H3N8 đã lưu hành từ năm 2002 sau khi lần đầu tiên xuất hiện ở các loài chim hoang dã tại Bắc Mỹ. H3N8 được xác định có thể lây nhiễm cho chim, ngựa, chó và thậm chí đã được tìm thấy ở hải cẩu, nhưng hiếm khi xâm nhập vào quần thể người.
Chủng virus này chưa từng được phát hiện lây nhiễm cho con người cho tới tháng 4 và tháng 5 năm ngoái, khi hai bệnh nhân nhiễm H3N8 đầu tiên xuất hiện – đều ở Trung Quốc, nhưng không gây tử vong.
Theo WHO, bệnh nhân tử vong vì H3N8 vừa được báo cáo này là một phụ nữ 56 tuổi đến từ tỉnh Quảng Đông, đông nam Trung Quốc. Bà ngã bệnh vào ngày 22/2, nhập viện vì viêm phổi nặng vào ngày 3/3 và qua đời 13 ngày sau đó vào 16/3.
“Bệnh nhân có nhiều bệnh nền. Bà ấy có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống trước khi phát bệnh và thông tin cho thấy có sự hiện diện của loài chim hoang dã xung quanh nhà bà”, cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc cho biết trong một tuyên bố, và nói thêm rằng “không có người nào tiếp xúc gần với trường hợp này bị lây nhiễm hoặc có triệu chứng bệnh tại thời điểm báo cáo”.
Mặc dù việc tiếp xúc với chợ gia cầm sống có thể là nguyên nhân nhiễm bệnh, nhưng “vẫn chưa rõ nguồn lây nhiễm chính xác này là gì và virus này có liên quan như thế nào với các virus cúm gia cầm A khác đang lưu hành ở động vật”, WHO cho biết, từ đó kêu gọi điều tra thêm về sự lây nhiễm của H3N8 ở động vật và con người.
Trong hai cậu bé nhiễm H3N8 năm ngoái, một ca gây các triệu chứng nặng, trong khi cậu bé kia chỉ có các biểu hiện nhẹ. Theo WHO, cả hai trường hợp này đều có khả năng bị nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm bị nhiễm bệnh.
“Có vẻ như loại virus này không có khả năng lây lan dễ dàng từ người sang người và do đó, nguy cơ nó lây lan giữa người ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế được coi là thấp”, WHO nhận định. Tuy nhiên, do bản chất không ngừng biến đổi của virus cúm, WHO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát toàn cầu để phát hiện những thay đổi về mầm bệnh, dịch tễ học và lâm sàng liên quan đến virus cúm lưu hành có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người hoặc động vật.
Các trường hợp cúm gia cầm ở người thường là kết quả của việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm sống hoặc chết bị nhiễm bệnh hoặc môi trường có mầm bệnh.
Giống như các dạng cúm gia cầm khác, sự lây nhiễm ở người có thể xảy ra khi có đủ virus xâm nhập vào mắt, mũi, miệng của một người hoặc do hít phải virus. Các triệu chứng thông thường bao gồm sốt, mệt mỏi, buồn nôn và các triệu chứng giống cúm khác. Những người nhiễm bệnh có thể bị tiêu chảy, đau dạ dày, tức ngực và chảy máu mũi, nướu và đau mắt đỏ.
Cũng theo WHO, vì virus cúm gia cầm tiếp tục được phát hiện trong quần thể gia cầm, nên dự kiến sẽ có thêm các trường hợp lây nhiễm lẻ tẻ ở người trong tương lai.
Hồi đầu năm nay, một người đàn ông Campuchia và con gái của ông được chẩn đoán nhiễm H5N1, một chủng cúm gia cầm khác.
Các trường hợp lây nhiễm này đã gây ra mối quan tâm quốc tế, với nhiều chuyên gia lo ngại đây là dấu hiệu cho thấy virus đã biến đổi để lây nhiễm cho con người dễ dàng hơn sau khi hoành hành ở quần thể chim trên thế giới.
Đợt bùng phát cúm gia cầm bắt đầu vào đầu năm ngoái, là đợt bùng phát lớn nhất trong lịch sử, ảnh hưởng đến hơn 200 triệu con gia cầm trên toàn cầu, bên cạnh vô số loài chim hoang dã.
Dịch cúm này đã lan sang các loài động vật có vú như chồn, cáo và gấu, làm dấy lên mối lo rằng có thể sẽ sớm xuất hiện những đột biến mới đáng lo ngại, có nguy cơ gây ra đại dịch ở người.
Theo WHO, những người tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trong thời gian dài mà không được bảo vệ (không đeo thiết bị bảo vệ các cơ quan hô hấp và mắt) với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc những nơi mà gia cầm bị bệnh có thể có nguy cơ nhiễm virus cúm gia cầm cao hơn những người khác.
Tuy vậy, con người không có khả năng nhiễm virus khi ăn thịt gia cầm và chim hoang dã vì chúng nhạy cảm với nhiệt và việc nấu chín gia cầm đúng cách sẽ tiêu diệt virus.
Trước tình hình hiện tại, các nhà sản xuất vaccine cho biết họ “sẵn sàng” đối phó với đại dịch cúm gia cầm ở người khi lo ngại về sự lây lan từ động vật sang người đang ngày càng cao.
Tags:
相关文章
Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
Nhà cái uy tínNgày 27/9, thông tin từ Công an huyện Đakrông cho biết, đơn vị vừa thi h&ag ...
阅读更多Tranh lá bồ đề nổi danh vùng đất Tràng An
Nhà cái uy tínHơn một năm chỉ nói chuyện về chiếc láCây bồ đề vốn nổi tiếng ở miền đất Phật (Ấn Độ) những năm gần ...
阅读更多Chính thức có lịch thi tuyển công chức thuế
Nhà cái uy tínTổng cục Thuế chính thức công bố địa điểm và lịch thi tuyển công chức thuế vòng 1. Ảnh: Tuấn Nguyễn> ...
阅读更多
热门文章
- Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- App MyPoint: săn sale 12.12 thêm hời với ưu đãi hoàn điểm tới 30%
- Ông chủ quán ốc đeo 116 cây vàng đón khách
- Cách tính trị giá tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử
- Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- Ngành Hải quan nâng cao hiệu quả tổ chức, kiểm tra, kỷ luật, kỷ cương công vụ
最新文章
-
Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
-
Vietnam Airlines bắt tay Vinpearl phát triển sản phẩm hàng không
-
Ồn ào 'đại gia' địa ốc 2021
-
Máy lọc nước Sunhouse vào chung kết Tech Awards 2021
-
Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
-
Doanh nghiệp nói về kiểm tra chuyên ngành
友情链接
- Lào Cai: Ứng dụng CNTT quản lý tiêm chủng vắc xin Covid
- Giá phân bón sắp tăng vì Trung Quốc hạn chế xuất khẩu?
- Hà Nội thêm 10 ca Covid
- Hướng dẫn pha dung dịch khử khuẩn nhà tránh lây nhiễm Covid
- TP.HCM bổ sung những điểm mới trong gói chăm sóc F0 tại nhà
- Indonesia mở thầu quốc tế nhập khẩu 500.000 tấn gạo
- Bệnh viện tuyến cuối điều trị Covid
- Giá đất Cầu Giấy "vượt mặt" Tây Hồ, trung bình 180 – 200 triệu đồng/m2
- Thêm gần 600.000 liều vắc xin Covid
- Nhập khẩu gặp khó, thị trường ô tô đầu năm có khan hiếm?