【truc tiep ty so bong da】Doanh nghiệp nói về kiểm tra chuyên ngành

bai 3 can thiet doi moi mo hinh de tao buoc dot pha
Mô hình cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối. Ảnh: N.Linh
bai 3 can thiet doi moi mo hinh de tao buoc dot phaDoanh nghiệp nói về KTCN: Thủ tục nhiều,ệpnóivềkiểmtrachuyênngàtruc tiep ty so bong da chi phí tốn kém- Bài 1 Bước đi còn chậm
bai 3 can thiet doi moi mo hinh de tao buoc dot phaDoanh nghiệp nói về kiểm tra chuyên ngành- Bài 2: Còn nặng gánh!
bai 3 can thiet doi moi mo hinh de tao buoc dot phaMô hình mới về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm sẽ như thế nào?
bai 3 can thiet doi moi mo hinh de tao buoc dot phaMô hình mới về kiểm tra chất lượng: Doanh nghiệp sẽ giảm đầu mối tiếp xúc

Tuy nhiên, những tiếng nói từ doanh nghiệp về thời gian, chi phí, thủ tục cho thấy vẫn còn đó tồn tại, vướng mắc chưa được giải quyết dứt điểm. Chính vì vậy, việc đổi mới mô hình KTCN là cấp thiết, với kỳ vọng sẽ tạo đột phá mới.

Cần chuyển biến mạnh hơn

Đề cập đến vấn đề đổi mới mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa XNK, ông Đậu Anh Tuấn-Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Đề án cải cách KTCN theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện KTCN tại cửa khẩu, chính vì vậy, VCCI đánh giá cao và kỳ vọng rằng lĩnh vực này cần được thay đổi mạnh mẽ hơn nữa.

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Phó Giám đốc thường trực Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân:

Sàng lọc, công bố, minh bạch thông tin để DN lựa chọn đơn vị kiểm nghiệm uy tín

Việc quy về một đầu mối còn có tác dụng là có một cơ quan duy nhất nắm thông tin về các đơn vị có thể tham gia vào hoạt động kiểm nghiệm đó, tổ chức hoạt động kiểm tra chéo, sàng lọc chất lượng và công bố công khai đơn vị đạt chuẩn. Vai trò của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính không phải là đơn vị ra quyết định hay cấp phép một lần nữa thay cho các bộ mà là một kênh sàng lọc, công bố, minh bạch thông tin để DN lựa chọn đơn vị kiểm nghiệm uy tín, chất lượng.

Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM Đinh Ngọc Thắng:

Cần áp dụng quản lý rủi ro trong KTCN

Đối với công tác KTCN cần tổ chức, sắp xếp lại theo hướng giao cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm KTCN đối với một số mặt hàng đã công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh quốc gia, kiểm dịch....); áp dụng chuẩn quốc tế trong phân loại các biện pháp KTCN theo tiêu chí của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển. Cùng với đó, cần áp dụng quản lý tuân thủ dựa trên rủi ro và cho phép KTCN sau thông quan. Tiếp tục rà soát, cắt giảm thực chất số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng KTCN thuộc Danh mục mặt hàng quản lý, KTCN...

Để thực hiện được, về cơ sở pháp lý, Chính phủ cần nhanh chóng ban hành nghị định thay thế các nghị định hiện hành về KTCN tạo hành lang pháp lý cho các hướng đề xuất nêu trên. Chẳng hạn đối với Bộ Giao thông vận tải cần nghiên cứu triển khai thành lập trung tâm kiểm tra an toàn kỹ thuật và chất lượng ôtô, linh kiện ôtô NK tại TPHCM. Về mặt con người, ngành Hải quan cần chuẩn bị nhân lực, thực hiện công tác đào tạo đội ngũ công chức có đủ trình độ chuyên môn để đảm nhận công tác KTCN khi được phân công.

PV (ghi)

bai 3 can thiet doi moi mo hinh de tao buoc dot pha

“Rút ngắn thời gian, giảm thủ tục, một đầu mối, tăng cường công khai minh bạch có lẽ là một xu hướng cần phải đi theo trong thời gian tới. Việt Nam cần học hỏi các kinh nghiệm tốt từ các nước tiên tiến đi trước và tôi tin đây là một mô hình đã được một số quốc gia thực hiện thành công”- ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Góp ý vào việc Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) triển khai chỉ đạo của Chính phủ, ông Đậu Anh Tuấn nhận định, Đề án này cần được nghiên cứu đánh giá thấu đáo, có được sự hợp tác của nhiều bộ, ngành hướng về lợi ích chung của đất nước. “Về một đầu mối nhưng không tạo ra khoảng trống trong quản lý nhà nước mà hệ quả có thể rất phức tạp trong thực thi, rất rủi ro cho DN. Có đầu mối thống nhất để tích hợp thủ tục, tăng cường quản lý nhưng cần khuyến khích cạnh tranh và đầu tư tư nhân trong cung cấp các dịch vụ chứng nhận sự phù hợp. Hết sức tránh tình trạng độc quyền trong các dịch vụ xác nhận, chứng nhận trong XNK” - ông Đậu Anh Tuấn chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh vấn đề quan trọng nữa khi xây dựng và hoàn thiện Đề án này là cần tham vấn rộng rãi và đầy đủ các DN, hiệp hội DN và các nhà đầu tư liên quan. Hiện VCCI đang có kế hoạch cùng với Tổng cục Hải quan để tổ chức các hoạt động này trong thời gian tới.

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Phó Giám đốc thường trực Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) bày tỏ quan điểm ủng hộ chủ trương cải cách và cho biết khảo sát cho thấy 90% DN ủng hộ chủ trương Chính phủ thu về một đầu mối tại cửa khẩu. Đề án thu về một đầu mối tại khâu cửa khẩu chứ không phải cả trong một chuỗi lưu thông hàng hóa nên không đảo lộn vai trò của các bộ.

Chia sẻ về vấn đề KTCN hiện nay, bà Thủy cho rằng, DN sẽ nhìn vào cả một chuỗi vấn đề để đạt được mục tiêu cuối cùng là XNK. “Nói thực ở góc nhìn của các bộ, ngành luôn cho rằng những việc mình làm đã tạo sự thuận lợi rồi nhưng DN luôn phải đối mặt với những khó khăn trong thực tiễn vì văn bản thường khó để hiểu, tìm, cập nhật nên DN vẫn mất nhiều thời gian để quay cuồng với nhiều đầu mối”- bà Thủy chia sẻ.

bai 3 can thiet doi moi mo hinh de tao buoc dot pha

Chất lượng tổ chức kiểm nghiệm còn khập khiễng

Theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy, có một thực tế hiện nay không có bất cứ một hệ thống, phương thức nào để đánh giá chất lượng các tổ chức kiểm định. Hiện nay mỗi bộ có một danh sách chỉ định các tổ chức kiểm nghiệm và chất lượng đang rất khập khiễng. Có đơn vị làm bài bản, chất lượng, nhưng không ít đơn vị chỉ “chạy” để có giấy phép làm việc đó. Một số DN đã tận dụng tổ chức này để nhanh có giấy KTCN.

Nêu lên trường hợp éo le mà bên bà Thủy đã gặp phải đó là DN có sản phẩm mới mà mất gần 1 năm để gửi từ phòng nọ đến phòng kia nhưng không nơi nào kiểm nghiệm được và khi tìm đến một phòng kiểm nghiệm được thì mặt hàng lại không nằm trong danh mục mà tổ chức được chỉ định nên kết quả đó không sử dụng được. Kể lại trường hợp này, bà Thủy kiến nghị, khi quy KTCN về một đầu mối thì mong có một cơ quan duy nhất sàng lọc, nắm thông tin các đơn vị có thể tổ chức kiểm định, công bố công khai các đơn vị đạt chuẩn để DN chọn được tổ chức kiểm định có chất lượng.

Còn theo một cán bộ của Công ty Yusen Logistics Việt Nam, hiện nay việc kiểm tra chất lượng hầu hết được thực hiện theo phương thức: DN đưa mẫu hàng tới các tổ chức chứng nhận được thừa nhận hoặc chỉ định để kiểm tra; tổ chức chứng nhận sẽ ra kết luận về việc hàng hoá có đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam không; DN nộp hồ sơ về hàng hoá cùng kết quả của tổ chức chứng nhận để cơ quan kiểm tra chất lượng kiểm tra và thông báo hàng hoá có đạt chất lượng hay không. Trước thực tế đó, DN cho rằng, để tiết kiệm thời gian thông quan hàng hoá, cần đẩy mạnh việc xã hội hoá hoạt động chứng nhận, bỏ khâu đăng ký kiểm tra chất lượng như hiện nay nếu hàng hoá đã được kiểm tra, chứng nhận là đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn chất lượng thì cơ quan Hải quan căn cứ vào nội dung khai báo và chứng nhận chất lượng của DN để thông quan hàng hoá.

Chia sẻ về công tác KTCN, ông Nguyễn Sông Thao - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ NN&PTNT cho biết, Bộ đã từng có đề xuất với Văn phòng Chính phủ giải pháp tập trung đầu mối trong thực hiện KTCN đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ Công Thương. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ triển khai còn chậm so với yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đơn cử như vấn đề thống nhất một đầu mối KTCN.

Xây dựng mô hình theo hướng Hải quan là đầu mối

Theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 99/NQ-CP về việc “Xây dựng Đề án cải cách KTCN theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện KTCN tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch…), bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm”, hướng tới mục tiêu cải cách sâu rộng công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa NK nhằm tạo thuận lợi tối đa cho thương mại qua biên giới, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa NK của nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Hiện Tổng cục Hải quan đang xây dựng, đề xuất mô hình mới về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Mô hình mới được xây dựng bám sát mục tiêu cắt giảm chi phí, thời gian và tạo thuận lợi cho DN, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở cải cách thực chất công tác KTCN theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện KTCN tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch, văn hóa...), đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước, bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Theo mô hình mới (xem ảnh sơ đồ), hàng hóa NK dự kiến được phân loại vào 5 quy trình khác nhau theo hướng đơn giản dần dựa trên lịch sử hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm mà các bộ, ngành, cơ quan Hải quan, tổ chức đánh giá sự phù hợp đã thực hiện đối với mặt hàng, quá trình, chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

Quy trình thứ nhất (tức là thực tế quy trình hiện nay-PV), hàng hóa được kiểm tra chất lượng tại bộ, ngành (trên cơ sở kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định).

Quy trình thứ hai, hàng hóa được kiểm tra chất lượng tại cơ quan Hải quan (trên cơ sở kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định).

Quy trình thứ ba, hàng hóa chưa có chứng nhận hợp quy.

Quy trình thứ tư, hàng hóa thuộc diện kiểm tra thông thường - kiểm tra hồ sơ (hàng hóa đã có 3 lần liên tiếp đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương pháp kiểm tra chặt không phân biệt nhà nhập khẩu).

Quy trình thứ năm, hàng hóa thuộc diện kiểm tra giảm (hàng hóa đã có 3 lần liên tiếp đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương pháp kiểm tra thông thường theo từng nhà nhập khẩu).

Cùng với những cải cách trong công tác KTCN, Cục trưởng Cục Hải quan TP. HCM Đinh Ngọc Thắng cho rằng, cần có những đổi mới trong sắp xếp lại mạng lưới các cửa khẩu quốc tế trong quá trình quy hoạch và phát triển các cửa ngõ thương mại, loại bỏ quy hoạch phi tập trung hiện tại. Quy hoạch các cửa khẩu quốc tế kết hợp với quy hoạch hệ thống kho hàng lưu trữ hàng hoá; Cải thiện hạ tầng giao thông theo hướng kết nối liên vùng, lấy TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng... làm trung tâm để vận chuyển hàng hoá XNK đến các địa phương khác và ngược lại...

Năm 2019, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành tổ chức các đợt làm việc tập trung để rà soát vướng mắc, bất cập trong công tác KTCN; rà soát nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg; 1254/QĐ-TTg và bàn giải pháp thực hiện.

Trên cơ sở phối hợp rà soát với các bộ, ngành, ngày 30/5/2019, Bộ Tài chính có công văn số 6208/BTC-TCHQ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc hàng hóa còn chồng chéo trong KTCN.

Cụ thể, hiện có 25 nhóm sản phẩm, hàng hóa (tương đương với 1.012 dòng hàng tính theo mã số HS ở cấp độ 8 chữ số, tương ứng với 1.501 mặt hàng được chi tiết theo tên hàng cụ thể) còn chồng chéo trong KTCN; cùng lúc phải thực hiện nhiều thủ tục, hình thức trong quản lý/KTCN. Cũng tại công văn số 6208/BTC-TCHQ, Bộ Tài chính đã đề xuất giải pháp để tháo gỡ tình trạng trên.

Trên cơ sở báo cáo của Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ có công văn số 7957/VPCP-KSTT thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung đầu mối trong thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với một mặt hàng. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành chủ trì xử lý đối với từng nhóm hàng cụ thể, trong đó giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất giải pháp đối với mặt hàng tời điện và nồi hơi.

Bài 4: Tham khảo mô hình kiểm tra chuyên ngành trên thế giới