Xây dựng chính sách thu - chi ngân sách linh hoạt,ủđộngcóđịnhhướngchínhsáchphùhợptrongđiềuhànhquảnlýgiákqbd nữ châu âu phù hợp với bối cảnh Năm 2022: Điều hành giá thận trọng, linh hoạt và chủ động Đưa phát hành trái phiếu Chính phủ thành kênh huy động vốn quan trọng của ngân sách nhà nước Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2021 tăng 1,84%. . Ảnh: Hapro Năm thứ 6 liên tiếp kiểm soát lạm phát thành công
Báo cáo kết quả công tác năm 2021, ông Đặng Công Khôi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, đến thời điểm hiện nay, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát đã đảm bảo theo mục tiêu. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2021 tăng 1,84%. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Cùng với đó, mặt bằng giá cả được kiểm soát để không có biến động đột biến về giá, nhất là đối với một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu ngay cả lúc khó khăn nhất khi dịch bệnh ở cao điểm, khả năng đứt giảm nguồn cung.
"Qua đó, công tác quản lý, điều hành giá đã làm tốt vai trò giữ ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu đề ra và tiếp tục ở mức thấp, tạo động lực hỗ trợ phục hồi kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Đây là năm thứ 6 liên tiếp kiểm soát lạm phát thành công", ông Đặng Công Khôi thông tin.
Trong công tác quản lý, điều hành giá, đại diện Cục Quản lý giá cũng cho biết, lạm phát năm 2021 được kiểm soát, tiếp tục đạt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đặt ra. Đến nay có thể khẳng định sẽ đạt ở mức thấp xoay quanh 2% (CPI bình quân 11 tháng đầu năm là 1,84%) là một dấu ấn trong công tác quản lý điều hành giá của Chính phủ trong bối cảnh dịch Covid-19.
Theo ông Đặng Công Khôi, việc chủ động trong công tác dự báo, đánh giá tác động, xây dựng kịch bản điều hành giá và tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương là yếu tố then chốt giúp cho việc kiểm soát lạm phát năm 2021 ở mức thấp, tạo cơ sở cho việc triển khai đồng bộ các chính sách về tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình công tác của Cục Quản lý giá trong năm 2021 và được lồng ghép thực hiện với các hoạt động nắm bắt thực tiễn, nắm bắt những chính sách vướng mắc trong thực hiện cơ chế chính sách về giá, đồng thời có chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi sai phạm. Qua đó, giúp cho công tác quản lý, điều hành giá được triển khai thực hiện hiệu quả.
Tuy nhiên, do tình hình bùng phát dịch Covid-19, thực hiện chỉ đạo của Bộ về công tác kiểm tra, đến nay, Cục Quản lý giá đã kiểm tra 62 đơn vị, chiếm tỷ lệ 41,6% doanh nghiệp được phê duyệt kiểm tra năm 2021. Qua kiểm tra cho thấy, các doanh nghiệp, đơn vị đã cơ bản nắm bắt và tổ chức triển khai, chấp hành quy định của pháp luật về giá, trong đó có kê khai giá, niêm yết giá; các đơn vị đã thực hiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ đúng mức kê khai; và quy định cụ thể về việc thực hiện chính sách chiết khấu thương mại, giảm giá hàng hóa, chiết khấu thanh toán đúng mức đã kê khai.
Yêu cầu nhạy bén, bản lĩnh và công tâm
Theo lãnh đạo Cục Quản lý giá, trọng tâm trong năm 2022 của đơn vị sẽ là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá, trong đó là xây dựng Luật Giá (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn để báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội.
Đối với công tác tổng hợp, phân tích dự báo, điều hành giá cả thị trường, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá theo cơ chế thị trường để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ và các văn bản chỉ đạo có liên quan đề ra.
Đối với nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, năm 2022, Quốc hội đề ra chỉ tiêu lạm phát khoảng 4%. Để hoàn thành mục tiêu trên, Cục Quản lý giá cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm, quyết liệt và có hiệu quả công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá.
Theo đó, Cục Quản lý giá tiếp tục làm tốt vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ, chú trọng quản lý, điều hành giá để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ đề ra; bên cạnh đó tham mưu thực hiện lộ trình thị trường đối với các dịch vụ công và các hàng hóa quan trọng, thiết yếu.
Đồng thời, Cục Quản lý giá tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường, nhất là đối với các mặt hàng có nguồn cung bị thiếu hụt cục bộ do ảnh hướng của thiên tai, dịch bệnh và các mặt hàng có nhu cầu cao dịp trước, trong và sau tết.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn khẳng định, công tác quản lý điều hành giá thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong cả công việc lâu dài cũng như thường xuyên, các đề án chính sách lớn cũng từng bước kiện toàn. Cục Quản lý giá đã trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ hồ sơ xây dựng Luật Giá (sửa đổi) theo hướng sửa đổi toàn diện về luật, thay đổi tư duy về công tác quản lý giá. Một số cơ chế, chính sách quan trọng cũng được sửa đổi phù hợp thực tiễn liên quan đến các quy định về giá, thẩm định giá..
Trong công tác chỉ đạo điều hành, Bộ Tài chính đã thực hiện tốt với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ, được các bộ, ngành đánh giá cao. Cục Quản lý giá cũng đã tham mưu Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, điều hành linh hoạt các mặt hàng quan trọng, thiết yếu.
Năm 2022, theo Thứ trưởng, công tác quản lý, điều hành giá sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp, sự cạnh tranh của các nước lớn...
Thứ trưởng lưu ý, trong triển khai nhiệm vụ, Cục Quản lý giá cần phải nhạy bén, bản lĩnh và công tâm trong công tác quản lý, điều hành giá; cần đánh giá kỹ các vấn đề nổi lên về giá để chủ động có định hướng chính sách phù hợp.
Về cơ chế chính sách, Thứ trưởng đề nghị tập trung sửa đổi Luật Giá theo cơ chế thị trường, phân cấp, phân quyền trong điều hành giá; tăng cường sự quản lý nhà nước tập trung vào xây dựng cơ chế chính sách, kiểm tra, kiểm soát; sớm đưa vào thực hiện các quy định quản lý giá có thông lệ quốc tế tốt; hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giá, nâng cấp cơ sở dữ liệu về giá...
顶: 921踩: 2
【kqbd nữ châu âu】Chủ động có định hướng chính sách phù hợp trong điều hành quản lý giá
人参与 | 时间:2025-01-24 23:58:50
相关文章
- Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- Bãi bỏ 9 thông tư, quyết định trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng
- Quốc lộ 1 hướng vào Nam kẹt cứng 10 km qua Ninh Thuận
- Thị trường Australia và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- Cựu tướng Hóa kháng án từ trại giam, cựu tướng Vĩnh "đang cân nhắc"
- Thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia
- Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc
- Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- Xuất khẩu phân bón sụt giảm mạnh, doanh nghiệp trong nước nỗ lực tìm thị trường mới
评论专区