Empire777

Nhờ các giải pháp điều hành đồng bộ, CPI tháng 4/2020 đã giảm mạnh nhất trong 5 năm gần đây. Ảnh: H. kq sevila

【kq sevila】Lên kịch bản chi tiết điều hành giá hàng hóa thiết yếu

Nhờ các giải pháp điều hành đồng bộ,ênkịchbảnchitiếtđiềuhànhgiáhànghóathiếtyế<strong>kq sevila</strong> CPI tháng 4/2020 đã giảm mạnh nhất trong 5 năm gần đây.

Nhờ các giải pháp điều hành đồng bộ, CPI tháng 4/2020 đã giảm mạnh nhất trong 5 năm gần đây. Ảnh: H.L

Đồng thời, cơ quan quản lý giá sẽ xây dựng kịch bản chi tiết điều hành giá các mặt hàng thiết yếu, có tác động ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như xăng dầu, nhóm hàng nông sản, thực phẩm...

Đề xuất giảm giá nhiều mặt hàng hỗ trợ thị trường

Do tác động từ đại dịch Covid-19 kết hợp với một số yếu tố khác (dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, nắng hạn, xâm nhập mặn,...), mặt bằng giá cả hàng hóa trong những tháng đầu năm 2020 nhìn chung đã tăng mạnh so mục tiêu đề ra. Minh chứng là CPI bình quân quý I/2020 tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm gần đây (tốc độ tăng CPI bình quân quý I của 4 năm gần đây chỉ từ mức 1,25% - 4,96%).

Trước tình hình trên, Bộ Tài chính đã chủ động, phối hợp các bộ, ngành và địa phương triển khai các giải pháp tăng cường bình ổn giá cả thị trường, nhất là mặt hàng thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch (khẩu trang, nước sát khuẩn, vật tư y tế và hàng lương thực, thực phẩm). Đồng thời, cơ quan tài chính đẩy mạnh kiểm tra chấp hành pháp luật về giá trong các hoạt động kê khai, tham vấn giá, xử lý sai phạm trong quản lý, điều hành giá.

Giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được theo dõi chặt, có giải pháp điều hành phù hợp, để ổn định thị trường. Việc giá xăng dầu trong nước giảm mạnh theo giá thế giới đã góp phần làm giảm sức ép lên lạm phát, trong bối cảnh giá thịt lợn chưa giảm. Giá xăng dầu đã được theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh phù hợp với biến động giá xăng, dầu thế giới. Cùng với xu hướng giảm giá trên thị trường quốc tế, giá bán lẻ các mặt hàng xăng, dầu trong nước từ đầu năm đến nay đã 8 lần được điều chỉnh giảm, xuống thấp nhất trong vòng 13 năm qua.

Giá điện tiếp tục được giữ ổn định. Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân vượt qua tác động của dịch bệnh, Chính phủ đã quyết định giảm giá điện, qua đó giảm tiền điện cho một số đối tượng trong thời gian 3 tháng (từ tháng 4 - 6/2020). Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo miễn, giảm giá nhiều dịch vụ hàng không tại các cảng hàng không trong thời gian 5 tháng (từ tháng 3 - 8/2020).

Cùng với đó, vào trung tuần tháng 3/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán, theo hướng giảm giá và miễn hoàn toàn không thu phí đối với một số dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân liên quan chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tính từ khi ban hành đến ngày 17/4, đã trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp chứng khoán hơn 160 tỷ đồng thông qua việc giảm phí, được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các công ty chứng khoán và nhà đầu tư; thu hút thêm 31.832 tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới trong tháng 3/2020 và dòng tiền mới vào thị trường khá mạnh, giúp ổn định thị trường chứng khoán.

Nhờ các giải pháp điều hành đồng bộ, CPI tháng 4 đã giảm 1,54% so với tháng trước, là mức giảm mạnh nhất trong 5 năm gần đây.

Phải kiên quyết giảm giá thịt lợn

Thời gian tới, Cục Quản lý giá sẽ chủ động theo dõi diễn biến giá một số hàng hóa thiết yếu như xăng dầu, giá thịt lợn; theo dõi, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai giá, thông báo giá một số mặt hàng như: sách giáo khoa, than, khí hoá lỏng, đường, phân bón, dịch vụ cảng biển, thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc vắc xin dùng cho gia súc gia cầm. Đồng thời, cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá, trên cơ sở đó xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định, không cho điều chỉnh tăng giá bất hợp lý.

Riêng đối với giá thịt lợn, hiện vẫn đứng ở mức cao, sẽ là yếu tố làm tăng chỉ số giá tiêu dùng. Ở chợ dân sinh, thịt lợn vẫn ở mức 160 - 180.000 đồng/kg tùy loại. Thịt lợn được nhập khẩu từ Nga đã có mặt ở nhiều siêu thị, có mức giá “mềm” hơn giá thịt trong nước, khoảng 120.000 đồng/kg.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành phải kiên quyết có biện pháp đưa giá thịt lợn hơi xuống dưới 60.000 đồng/kg. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, giá thịt lợn hơi vẫn ở mức cao, hơn 90.000 đồng/kg. Việc khan hiếm hàng là nguyên nhân chính đẩy giá thịt lợn lên cao như hiện nay. Mặt hàng thịt lợn hiện đang theo cơ chế giá thị trường, vận hành theo quy luật cung - cầu. Trước mắt, việc nhập khẩu thịt lợn sẽ bù đắp sự thiếu hụt trên thị trường, nhưng về lâu dài, cần phải đẩy mạnh việc tái đàn, tăng đàn lợn theo hướng bền vững mới giải quyết được tình trạng thiếu hụt nguồn cung, dẫn tới tăng giá quá cao như hiện nay.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá, trong thời gian tới, cơ quan quản lý giá tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường. Cùng với đó, Bộ Tài chính tiếp tục làm tốt vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, sẽ tính toán, dự báo, xây dựng kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%.

Theo đó, đối với các mặt hàng do Nhà nước định giá sẽ không thực hiện điều chỉnh tăng giá khi không đảm bảo các điều kiện; xây dựng kịch bản chi tiết cho việc điều hành giá các mặt hàng thiết yếu, có tác động ảnh hưởng lớn đến CPI như giá xăng dầu, nhóm hàng nông sản, thực phẩm... Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ chủ động, phối hợp các bộ, ngành và địa phương triển khai các giải pháp tăng cường bình ổn giá cả thị trường, đẩy mạnh kiểm tra chấp hành pháp luật về giá.

Minh Anh

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap