【nhan dinh keo anh】“Chốt chặn” đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu
Nguồn: Tổng cục Hải quan. Đồ họa: Văn Chung |
Nhiều vụ việc nổi cộm
Với vai trò “người gác cửa nền kinh tế”, là đầu mối trong trong việc tổ chức thực hiện kiểm định, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu, đặc biệt là đối với các mặt hàng nhạy cảm, có rủi ro cao, thời gian qua, Hải quan Việt Nam thường xuyên xử lý nhiều vụ việc nổi cộm liên quan đến chất lượng và an toàn.
Nhiều khó khăn trong thực hiện kiểm định hải quan "Có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm định hải quan. Trước tiên là từ doanh nghiệp nhập khẩu. Có trường hợp khai sai vì mục đích gian lận, song cũng có trường hợp do chưa đủ hiểu biết nên khai không chính xác. Bên cạnh đó là hệ thống văn bản vẫn có sự chồng chéo nhất định, chưa rạch ròi gây khó..." - ông Nguyễn Xuân Cường – Phó Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan (Tổng cục Hải quan) |
Đơn cử, mặt hàng gạch lát sàn có độ hút nước dưới 0,5% có mức thuế suất cao hơn 10% so với gạch có độ hút nước 0,5% - 10%. Bằng mắt thường, ta không thể phân biệt được gạch thuộc nhóm nào để tính thuế. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng điều này để khai báo gian lận nhằm trốn thuế. Thế nhưng, chỉ mất 48 tiếng kể từ khi nhận được mẫu, cơ quan kiểm định sẽ xác định được chủng loại gạch thông qua việc xác định tiền chất là dung dịch giữ ẩm thuộc nhóm nào, để áp thuế suất đúng nhóm.
Một ví dụ khác là mặt hàng hỗn hợp hóa chất có chứa tiền chất, thường nhập khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, thú y, y tế. Gần đây, có nhiều vụ việc gian lận liên quan đến tiền chất công nghiệp Nhóm 2 (gồm các hóa chất được sử dụng làm chất phản ứng hoặc làm dung môi trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy). Theo quy định, các hỗn hợp chất có hàm lượng tiền chất công nghiệp Nhóm 2 không vượt quá 5% khối lượng sẽ không cần phải xin cấp giấy phép xuất khẩu. Quy định miễn trừ giấy phép xuất khẩu này nhằm tạo sự thuận lợi và linh hoạt cho các hoạt động thương mại, giảm bớt thủ tục hành chính và giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu và xuất khẩu các hỗn hợp chất chứa tiền chất công nghiệp Nhóm 2.
Song, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể tự do xuất khẩu và nhập khẩu các hỗn hợp chất này mà không cần phải qua quy trình cấp giấy phép. Một số doanh nghiệp đã lợi dung quy định này để không khai báo hàng hóa có chứa tiền chất, khai sai về hàm lượng tiền chất trong hàng hóa, thay nhãn mác gắn trên bao bì, chai lọ chứa tiền chất không dán nhãn hoặc không dùng để đựng hóa chất,... dẫn đến gây khó khăn, nhầm lẫn trong công tác kiểm tra, xác định hàng hóa nhằm lẩn tránh việc xin giấy phép nhập khẩu tiền chất và tránh sự quản lý về chính sách hàng hóa của các bộ quản lý chuyên ngành.
Thông qua việc phân tích thành phần, hàm lượng hàng hóa nghi ngờ có chứa tiền chất, Cục Kiểm định hải quan (Tổng cục Hải quan) đã phát hiện một số hàng hóa nhập khẩu chứa tiền chất công nghiệp Nhóm 2, hàm lượng trên 5% nhưng doanh nghiệp khai báo chưa đúng với bản chất và chưa xuất trình được giấy phép.
Theo ông Hà Tiến Hiệu – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm định hải quan 2, Cục Kiểm định hải quan, cơ quan kiểm định là cánh tay nối dài của lực lượng kiểm hóa hải quan địa phương. Bằng các thiết bị máy móc hiện đại, đơn vị có thể phát hiện ra những sai khác trong khai báo của các lô hàng nhập khẩu, từ đó, hỗ trợ hải quan địa phương phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng tiền chất, hỗn hợp hóa chất chứa tiền chất, các sản phẩm, chế phẩm chứa tiền chất diễn ra trong địa bàn hoạt động hải quan.
Cùng nhau hợp tác và chia sẻ trách nhiệm
Ảnh minh họa |
Cục Kiểm định hải quan đã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể theo chuyên đề, thu thập, phân tích thông tin nguồn từ hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan; danh mục các mặt hàng có nguy cơ rủi ro về phân loại, áp mã; các nội dung cảnh báo của ngành Hải quan về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại; tình hình thực tế tại địa bàn; thông tin hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và các nguồn tin khác.
Trong bối cảnh thế giới liên kết ngày càng chặt chẽ, việc đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu không chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan hay một quốc gia mà là trách nhiệm của cả cộng đồng quốc tế. Chỉ khi mọi bên cùng nhau hợp tác và chia sẻ trách nhiệm, thì mục tiêu đảm bảo an toàn và chất lượng cho hàng hóa trên toàn thế giới mới có thể đạt được.
Để nâng cao hiệu quả công tác này, ngoài sự nỗ lực của ngành Hải quan, vẫn cần có sự tăng cường hợp tác với các bộ chuyên ngành và các cơ quan chức năng khác. Đặc biệt là cần nâng cao chất lượng đào tạo, kiến thức chuyên môn, cập nhật đầu tư công nghệ mới phù hợp mới có thể đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát xuất nhập khẩu hàng hóa an toàn, hiệu quả cao.
Giám sát trực tuyến để phòng ngừa rủi ro Để đảm bảo hoạt động quản lý hải quan, không bỏ lọt các hành vi vi phạm, bảo vệ môi trường kinh doanh chân chính, Tổng cục Hải quan đã tăng cường kiểm tra trực tuyến các tờ khai đang trong quá trình thông quan thông qua các hệ thống thông tin nghiệp vụ của ngành Hải quan và hệ thống camera giám sát (gọi tắt là công tác trực ban trực tuyến). Song song với việc tiếp nhận yêu cầu kiểm định, kiểm tra chất lượng từ cục hải quan tỉnh, thành phố, Cục Kiểm định hải quan là một trong các đơn vị tích cực tham gia vào công tác trực ban trực tuyến để phát hiện các mặt hàng đang trong quá trình thông quan có rủi ro cao, yêu cầu cục hải quan tỉnh, thành phố chuyển luồng lấy mẫu gửi Cục Kiểm định hải quan phân tích nhằm xác định chính xác bản chất hàng hóa. Một năm qua, Cục Kiểm định hải quan đã thiết lập và xử lý 107 tin báo từ hệ thống trực ban giám sát trực tuyến. Đơn vị đã kiểm tra và thanh khoản được 79 tin báo, trong đó có 72/79 tin vi phạm, chiếm 91.13%. Số tiền truy thu hơn 2,5 tỷ đồng. Số tiền phạt hơn 457 triệu đồng. Trong đó nhiều trường hợp chưa tính số thuế truy thu các mặt hàng trước đó. Tỷ lệ % phát hiện sai phạm của Cục Kiểm định hải quan trên hệ thống trực ban là chiếm tỷ lệ phát hiện sai phạm cao nhất so với các vụ, cục thuộc các cơ quan khối Tổng cục Hải quan. Cục Kiểm định hải quan xác định đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân, đồng thời góp phần cảnh báo các đối tượng có ý định gian lận thương mại, giúp cho doanh nghiệp nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật hải quan. Để đạt hiệu quả cao, đơn vị đã quyết liệt tổ chức triển khai. Trong đó, tại cấp cục, đơn vị đã khẩn trương thành lập Tổ trực ban giám sát trực tuyến do các lãnh đạo cục, phòng chuyên môn nghiệp vụ, và các cán bộ công chức tham gia luân phiên thực hiện trực. Tại các chi cục cũng thành lập nhóm thường trực xử lý thông tin từ trực ban, giám sát trực tuyến do lãnh đạo chi cục, cán bộ công chức thuộc các đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu, đội giám sát trực tiếp thực hiện./. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- ·Rau càng đắt, hóa chất càng nhiều?
- ·Tóc "khóc thét" vì phấn vẽ
- ·Cá hồi hun khói nhiễm độc
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Sản phẩm của Traphaco khiến trẻ ngộ độc nặng?
- ·Phẩm màu + chất bảo quản = Nước mắm hảo hạng
- ·Nhập nhèm chất lượng mỹ phẩm trong thẩm mỹ viện
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Phát hiện cam nhuộm phẩm độc hại
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Ngộ nghĩnh với bóng bay khủng trên đường phố New York
- ·"Lò" sản xuất món khoái khẩu sử dụng hóa chất
- ·Dừa đông lạnh Philippines nhiễm khuẩn Salmonella
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·Xử lý 4.153 vụ buôn lậu, gian lận chỉ trong một tháng
- ·“Sốc” với thịt gà ươn chảy vào quán ăn
- ·Không dám ăn khoai tây vì sợ độc
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·Cảnh giác với trò bán hàng lừa đảo tại nhà