Tổng số tiền lực lượng QLTT thu được từ các sai phạm lên tới gần 23 tỷ đồng,ửlývụbuônlậugianlậnchỉtrongmộttháti so empoli trong đó phạt vi phạm hành chính gần 16 tỷ đồng; tiền bán hàng tịch thu trên 7 tỷ đồng.
Theo nhận định của Cục QLTT, trong 4.153 vụ vi phạm có 535 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu. 599 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. 1.805 vụ vi phạm trong kinh doanh và 1.214 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá.
Dịp tết, hàng lậu, hàng giả, hàng nhái tung hoành mạnh hơn. Ảnh minh họa |
Một số vụ điển hình như ngày 21/02/2013, Đội QLTT số 12 (Chi cục QLTT Hà Nội) kiểm tra Công ty TNHH Mạnh Cầm tại địa chỉ số 13 ngõ 2 Nguyễn Viết Xuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội, phát hiện và tạm giữ 1580 lon sữa dê Danlait 1 dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi; 180 lon sữa dê Danlait 2 dành cho trẻ từ 6-18 tháng tuổi; 3.840 lon sữa dê Danlait 3 dành cho trẻ từ 12-36 tháng tuổi có dấu hiệu sai lệch về tên hàng hóa được thể hiện trên nhãn phụ để xác minh làm rõ hành vi vi phạm. Đội QLTT số 12 đang tiếp tục xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngày 26/02/2013, Đội QLTT số 5 (Chi cục QLTT Lào Cai) phối hợp Công an huyện Bảo Thắng, Lào Cai tổ chức kiểm tra tại thôn Bản Quẩn, xã Bản Phiệt, phát hiện xe ô tô BKS 24N-4755 vận chuyển 9,7 tấn phôi kẽm dạng thỏi xuất lậu qua biên giới.
Cục QLTT cho rằng, có được kết quả như nói trên là nhờ các Chi cục ở địa phương chủ động nắm tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa, lượng dự trữ của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn đối với các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu như: gạo, đường, dầu ăn, thịt lợn, thịt gà, trứng gà…
Công tác kiểm tra, giám sát tại các siêu thị, chợ đầu mối; xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng tình hình khó khăn để ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá bán hàng lên cao, gây bất ổn thị trường. Đặc biệt, trong dịp Tết, chưa phát hiện trường hợp đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá, gây sốt giá.
Các đối tượng buôn lậu thường chia lẻ hàng để xách tay qua biên giới. Ảnh minh họa |
Liên quan đến sản xuất, kinh doanh hàng giả, theo Cục QLTT, lợi dụng tình hình nhu cầu tiêu dùng và giá cả thị trường biến động tăng, một số các cơ sở sản xuất kinh doanh và cá nhân buôn bán vì mục đích hám lợi đã sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng. Tuy nhiên, lực lượng QLTT đã luôn bám sát địa bàn, tiếp tục tăng cường kiểm tra, chống các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Chi cục QLTT các địa phương đã chỉ đạo quyết liệt các đội tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, sản xuất, tàng trữ thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến…. nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ Hội năm 2013 diễn ra tại nhiều địa phương.
Riêng với sản phẩm mũ bảo hiểm, thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương về kiểm tra, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng kinh doanh mũ bảo hiểm xe máy không đảm bảo chất lượng, ngày 25/02/2013, Cục Quản lý thị trường và Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh tại 15 cơ sở (gồm cửa hàng và bày bán trên vỉa hè) tại quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hoàng Mai.
Qua kiểm tra, kiểm soát, thực tế cho thấy 100% cơ sở được kiểm tra đều phát hiện vi phạm, với vi phạm chủ yếu không hóa đơn, chứng từ; chưa đăng ký kinh doanh. Kết quả có 14/15 cơ sở bị phát hiện vi phạm. Tổng số mũ được kiểm tra 3.336 chiếc; trong đó số mũ đã có hợp quy theo quy định là 1.338 chiếc, chiếm 40,11%; số mũ vi phạm (hành vi không có hóa đơn) là 1.998 chiếc, chiếm 59,89%; Tổng số tiền xử phạt hành chính là 8.300.000 đồng (trong đó, có 04 cơ sở đang chờ xử lý).
Nguyễn Nam