Đây là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn,đứclàdũngcảmđươngđầuvớitìnhhuốngmạohiểmđểcứusốngngườibệkqbd alu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội. * Thưa bác sỹ, Bệnh viện Tim Hà Nội vừa cấp cứu thành công bệnh nhân bị biến chứng vỡ thành tim nguy kịch, ông có thể cho biết, yếu tố gì làm nên thành công đó? - Đây là thành công của sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bác sỹ và nhân viên trong kíp mổ, là sự thành công của tinh thần tập thể khi tất cả đều chung một tâm huyết là cứu sống bệnh nhân. Đó là sự mạo hiểm và mạnh bạo với tinh thần dám làm bằng y đức và dám chịu trách nhiệm. Thực sự khi quyết định ca mổ này, chúng tôi rất mạnh bạo. Bệnh nhân nhập viện điều trị nhồi máu cơ tim, với 5 lần đặt stent điều trị bệnh nhồi máu cơ tim đã ổn định. Nhưng sau đó, bệnh nhân xuất hiện biến chứng vỡ tim, ngừng tim, huyết áp, mạch đều tụt. Chỉ trong 3 phút, nếu không cấp cứu kịp, bệnh nhân sẽ mất não và tử vong.
Vì thế, chúng tôi buộc phải xử lý nhanh khi chưa kịp thông qua ý kiến người nhà bệnh nhân, không kịp chuyển đến phòng mổ, ê – kíp hơn 20 người đã có mặt, nhanh chóng mổ phanh ngực bệnh nhân tại chỗ. Cuộc phẫu thuật diễn ra căng thẳng và đòi hỏi nhanh chóng để tim sớm hồi phục. Lúc đó, bỏ qua mọi áp lực sẽ xảy đến, các e – kíp mổ chỉ nghĩ đến việc cứu sống cho bệnh nhân. Bởi lẽ, nếu chẳng may ca mổ khônhg thành công, khi chưa kịp thông qua ý kiến của người nhà bệnh nhân, chắc chắn hậu quả và áp lực sẽ đè nặng. Nhưng vì thời gian không còn để giải thích với gia đình tình trạng của bệnh nhân. Lúc đó, không thể nghĩ gì hơn ngoài việc phải cứu sống bằng được bệnh nhân, chúng tôi chấp nhận “cái giá” phải trả khi thất bại, thậm chí còn có thể có kiện tụng thì vẫn phải cứu bệnh nhân trước đã. Khi anh em kíp mổ báo, huyết động ổn, máu đã đỡ chảy, tôi rất mừng và xúc động nhất là khi được báo bệnh nhân đã tỉnh lại. Đến nay, bênh nhân đã phục hồi tốt và sẽ xuất viện trong vài ngày tới. * Sau ca mổ thành công, điều gì làm cho ông thấy vui nhất? - Tôi rất tự hào về các bác sỹ, nhân viên Bệnh viện Tim Hà Nội. Họ là những người đã và đang làm việc và cống hiến hết mình vì bệnh nhân. Trong phẫu thuật tim, chỉ một khâu không tốt thì các khâu còn lại sẽ hỏng, hoặc có thể có những biến chứng xảy ra, đội ngũ của chúng tôi đã có sự phối hợp rất nhịp nhàng và ăn ý với nhau nên mới có thể đạt được thành công qua nhiều ca mổ. Và điều quan trọng nhất là niềm tự hào vì nghề nghiệp, tay nghề của chúng tôi – những bác sỹ của Bệnh viện Tim Hà Nội đã ngày càng được nâng cao.
* Qua thành công cũng như những rủi ro phải đối mặt mà ông vừa nói đến khi ca mổ thất bại, ông đánh giá như thế nào về những áp lực mà bác sỹ phải trải qua khi đứng trước tình huống đó? - Ngành Y là ngành chứa đựng rủi ro cao nhất. Từng ca mổ, từng thủ thuật đều có rủi ro, không một bác sỹ nào có thể vỗ tay lên ngực nói tôi giỏi và tôi sẽ thành công trong mọi ca mổ được. Trên thực tế, có quá nhiều trường hợp tương tự như vậy, nhưng bác sỹ lại ngại ngần quyết định, vì lúc đó, cơ hội thành công chỉ 50 – 50, trong khi áp lực từ xã hội thì lại quá lớn. Đây cũng là một mặt trái, khi áp lực đến với bác sỹ quá nhiều như thế thì họ sẽ phải cần đến những yếu tố chắc chắn và đảm bảo an toàn nghề nghiệp cho mình. Và như thế, người thực sự bị thiệt thòi nhất chính là bệnh nhân. * Nhân ngày 27/2, ông có muốn nhắn gửi điều gì với các bác sỹ Bệnh viện Tim Hà Nội nói riêng và trong ngành Y tế nói chung? - Tôi vẫn muốn nhấn mạnh điều tôi tâm huyết. Y đức không chỉ thể hiện qua cử chỉ, thái độ… đối với bệnh nhân mà còn thể hiện ở sự dũng cảm đương đầu với mọi tình huống xảy ra, khi bệnh nhân đang trong tình thế nguy hiểm cần phải chữa trị cấp bách nhất để giành giật bằng được tính mạng của họ. Nếu chỉ vì sợ rắc rối, sợ bị kiện tụng, sợ gánh trách nhiệm mà lại “đi lùi” không cứu bệnh nhân trong những tình huống nguy hiểm ấy thì rõ ràng, bác sỹ đã không có y đức. Bởi, cứu người là nhiệm vụ cao cả của một người bác sỹ. * Xin trân trọng cám ơn ông! Tố Uyên |