Ít điểm sáng,ểthaoViệtNamthấtbạiởOlympicParisvìđâđội hình sc freiburg gặp fc köln nhiều thất bại
Tối 7/8, niềm hy vọng huy chương cuối của đoàn TTVN là lực sĩ Trịnh Văn Vinhthất bại ở cả 3 lần cử giật mức tạ 128kg, nội dung dưới 61kg cử tạ nam Olympic Paris 2024.
Văn Vinh buông tạ ngã xuống sàn, rời cuộc chơi trong sự bất lực và nỗi thất vọng tràn trề, chính là hình ảnh của TTVN ở sân chơi Thế vận hội. Dù còn 1 VĐV nữa chưa tranh tài (Nguyễn Thị Hương thi đấu vòng loại canoeing nội dung thuyền đơn nữ 200m), nhưng có thể nhận định đoàn TTVN có kỳ Olympic thứ 2 liên tiếp trắng tay.
Có điều gì đó tiếc nuối khi Trịnh Thu Vinh 2 lần vào chung kết ở môn bắn súng, có cơ hội tranh huy chương rất rõ rệt. Tuy nhiên, trong lần đầu dự Olympic, xạ thủ sinh năm 2000 không có được sự "lỳ lợm" cần thiết, cùng với đó là kỹ thuật bắn còn phải cải thiện nhiều.
Thành tích xếp hạng 4 nội dung 10m súng ngắn hơi và thứ 7 ở nội dung 25m súng ngắn thể thao của Thu Vinh dù sao cũng là rất đáng khen ngợi. Cần biết rằng trước khi giành HCV và HCB ở Olympic 2016, Hoàng Xuân Vinh cũng chỉ đứng thứ 4 ở Olympic 2012. Nếu được đầu tư, Thu Vinh có nhiều cơ hội tranh huy chương Thế vận hội kỳ tới.
Ngoài Thu Vinh, điểm sáng của đoàn TTVN có chăng là thành tích tốt nhất sự nghiệp của Phạm Thị Huệ (rowing), khi vào tới tứ kết. Tập luyện ở nội dung hạng nhẹ nhưng phải thi đấu hạng nặng với các đối thủ vượt trội về thể hình, thể lực, màn thể hiện của tay chèo Việt Nam xứng đáng nhận điểm 10.
Ngoài Trịnh Thu Vinh và Phạm Thị Huệ, hầu hết các VĐV còn lại của đoàn TTVN đều không thành công, thậm chí thất bại một cách khó hiểu.
Đơn cử như trường hợp của Huy Hoàng, ở cả hai nội dung 800m tự do và 1.500m tự do, anh đều không chiến thắng được chính mình, "cài số lùi" với thành tích rất tệ. Kình ngư người Quảng Bình được đầu tư trọng điểm nhưng những thông số lại gây thất vọng, rõ ràng là sau Olympic Paris 2024, những vấn đề của tay bơi số 1 Việt Nam cần được "mổ xẻ".
Những trận thua của Võ Thị Kim Ánh và Hà Thị Linh (boxing), Lê Quốc Phong và Đỗ Thị Ánh Nguyệt (bắn cung), Hoàng Thị Tình (judo), Võ Thị Mỹ Tiên (bơi lội), Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Thị Thật (xe đạp)… đều nằm trong dự đoán. Trong khi đó, Thùy Linh và Đức Phát (cầu lông) đều sở hữu mỗi người một trận thắng, nhưng đối thủ chỉ là những tay vợt có thứ hạng thấp hơn. Với Trịnh Văn Vinh (cử tạ), thất bại ở cả 3 lần cử giật mức đăng ký thấp nhất là 128kg thể hiện sự bất lực của anh và cả đoàn TTVN ở sân chơi Thế vận hội.
TTVN ở đâu so với Đông Nam Á?
Thực tế, thất bại của TTVN tại Paris sớm được dự báo, khi các VĐV tới sân chơi lớn nhất hành tinh với sự hạn chế cả số lượng và chất lượng. Cụ thể, TTVN có tổng số 16 VĐV góp mặt ở Olympic Paris 2024, trong đó có 2 VĐV đặc cách ở môn điền kinh và bơi.
Đưa ra một phép so sánh sau: Thái Lan có 51 VĐV vượt qua vòng loại, cao hơn 3 lần so với Việt Nam. Các quốc gia tiếp theo là Indonesia (29), Malaysia (26), Philippines (22). Việt Nam chỉ đứng thứ 6 khu vực Đông Nam Á, hơn các quốc gia Timor Leste, Lào (4), Brunei, Campuchia (3) và Myanmar (2).
Nhưng điều đáng nói là TTVN không có mũi nhọn thực sự để có thể tranh chấp huy chương sòng phẳng. Ngay như Trịnh Thu Vinh cũng chỉ trông chờ vào may mắn chứ chưa đạt tới tầm cỡ một xạ thủ đẳng cấp hàng đầu.
Cũng bởi không có VĐV nào sáng cửa giành huy chương, nên đoàn TTVN chỉ đặt mục tiêu khiêm tốn là "phấn đấu" hay "chiến thắng chính mình".
Nhìn sang các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan, Philippines, Indonesia... đều tự tin giành huy chương, thậm chí HCV. Tính tới sáng 8/8, Philippines sở hữu hai HCV ở môn TDDC của VĐV Carlos Yulo, ngoài ra còn có HCĐ của Villegas ở hạng cân 50kg nữ môn boxing.
Trong khi đó, sau khi đánh bại Guo Qing (Trung Quốc) trong trận chung kết hạng 49kg nữ môn taekwondo, nữ võ sĩ Panipak Wongpattanakit bảo vệ thành công tấm HCV Olympic. Trước khi có tấm HCV đầu tiên ở Olympic Paris, Thái Lan đã sở hữu HCB đơn nam môn cầu lông của Kunlavut Vitidsarn, HCB cử tạ hạng cân 61kg nam của Theerapong Silachai và HCĐ boxing 55kg nữ của Suwannapheng. Indonesia sở hữu tấm HCĐ đơn nữ cầu lông của Gregoria Mariska Tunjung. Malaysia giành được hai tấm HCĐ của Aaron Chia và Soh Wooi Yik (đôi nam cầu lông) và Lee Zii Jia (đơn nam cầu lông). Đây cũng là các quốc gia giành huy chương ở kỳ Olympic Tokyo 2020, cho thấy thành tích ổn định ở sân chơi khốc liệt như Thế vận hội.
Có một nghịch lý là TTVN luôn trong top đầu SEA Games, thậm chí đứng số 1 ở hai kỳ đại hội khu vực gần nhất (SEA Games 31 và 32), nhưng khi ra sân chơi Asiad hay Olympic, lại "hít khói" các quốc gia nói trên.
Thi xong xuôi tất cả lại về
Những vấn đề của TTVN luôn được chỉ ra sau mỗi kỳ Asiad và Olympic. Còn nhớ, sau kỳ Thế vận hội Tokyo 2020 trắng tay, rất nhiều bài học được ngành thể thao rút ra, nhưng rồi TTVN lại tiếp tục thất bại ở kỳ đại hội lần này.
Ông Nguyễn Hồng Minh - nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao (Tổng cục TDTT, nay là Cục TDTT), nhiều lần nhấn mạnh rằng nếu TTVN còn tiếp tục đầu tư dàn trải như ở sân chơi SEA Games, sẽ khó có thể làm được điều gì ở Asiad hay Olympic.
Có thể nhìn thấy rất rõ ở nhiều kỳ SEA Games gần đây, các quốc gia hàng đầu Đông Nam Á không còn quá chú trọng, cũng không quan tâm tới chuyện thành tích, trong khi TTVN vẫn phải là top đầu hay số 1.
Ở SEA Games 2023, TTVN xếp nhất toàn đoàn, tổng cộng 355 huy chương, trong đó có 136 HCV, 105 HCB, 114 HCĐ. Trước đó, Việt Nam 2 lần giành vị trí nhất toàn đoàn khi SEA Games 2003 và SEA Games 2022 tổ chức trên sân nhà. Nhưng những thành tích vang dội ở sân chơi khu vực, lại không phản ánh đúng sự phát triển của một nền thể thao.
Ngoài sự đầu tư dàn trải và không trọng điểm, TTVN yếu kém về cơ sở vật chất, chế độ, dinh dưỡng, ứng dụng khoa học công nghệ, xã hội hóa thể thao hạn chế, không có sự phát triển đồng bộ và bài bản từ các cấp cơ sở, địa phương, trường học... Đây là những vấn đề được nhìn thấy rất rõ nhưng để giải quyết được lại không đơn giản vì cần sự chung tay của toàn xã hội.