【bong da iu】Tuyên án phúc thẩm vụ Việt Á: Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long được giảm án
Sau nhiều ngày xét xử và nghị án,ênánphúcthẩmvụViệtÁCựuBộtrưởngBộYtếNguyễnThanhLongđượcgiảmábong da iu chiều 17/5, HĐXX TAND cấp cao tại Hà Nội đã ra phán quyết với 11 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cty Việt Á và các đơn vị liên quan.
Theo nhận định của HĐXX, lời khai của các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm phù hợp với lời khai tại CQĐT, phù hợp với lời khai tại phiên tòa sơ thẩm, lời khai của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án…
Các bị báo cáo tại toà. |
Vì vậy, HĐXX có đủ căn cứ kết luận, đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) và lây lan đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Lợi dụng các đơn vị, Phan Quốc Việt (ông chủ Việt Á) đã cấu kết với các bị cáo khác, những người có chức vụ quyền hạn để được tham gia đề tài nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Sau đó, bằng nhiều cách thức, thủ đoạn khác nhau, các bị cáo đã thực hiện chuỗi sai phạm: biến đề tài nhà nước thành của Việt Á, xin cấp phép lưu hành chính thức, sản xuất, bán ra thị trường, thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn, hơn 1.235 tỷ đồng.
Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc xã hội, làm suy thoái, băng hoại đạo đức của một số cán bộ, làm mất lòng tin của nhân dân…
Trong vụ án này, bị cáo Phan Quốc Việt cấu kết với bị cáo khác thực hiện nhiều hành vi vi phạm: cấu kết với các bị cáo bên Bộ Y tế để hiệp thương giá; giới thiệu với các lãnh đạo tỉnh, thành phố đưa máy móc về hỗ trợ chống dịch; đưa hối lộ, gây thiệt hại, hưởng lợi số tiền đặc biệt lớn.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo đã được áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ: tích cực hợp tác với CQĐT; nộp 100.000 USD; đề nghị được sử dụng tài sản đang bị tạm giữ kê biên để khắc phục hậu quả; bị cáo cũng có công góp phần tích cực đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 tại một số tỉnh, thành phố; bị cáo có nhiều hoạt động tri ân, thiện nguyện…
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Việt khắc phục thêm 200 triệu đồng. Tuy nhiên, bị cáo có 2 tình tiết tăng nặng là lợi dụng dịch bệnh để phạm tội và phạm tội 2 lần trở lên.
Trong vụ án này, bị cáo là người chỉ đạo điều hành, đưa ra chủ trương cấu kết với bị cáo khác, bị cáo được hưởng lợi.
Đánh giá mức độ hành vi, vai trò của bị cáo, cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Việt mức án 29 năm tù về tội “Đưa hối lộ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” là tương xứng, phù hợp với quy định của pháp luật nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ của bị cáo. Theo đó, HĐXX TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên y án sơ thẩm đối với bị cáo Việt.
Bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) biết rõ test xét nghiệm là của nhà nước nhưng đã giúp sức, tiếp tay cho Phan Quốc Việt.
Mặc dù bị cáo được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ: tích cực hợp tác với CQĐT, nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ 2,25 triệu USD… điều này thể hiện thái độ ăn năn hối cải của bị cáo.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Long xuất trình thêm tài liệu mới, bị cáo bị hội chứng ngừng thở khi ngủ, tự nguyện khắc phục thay bị cáo Việt 1 tỷ đồng là tình tiết giảm nhẹ mới.
HĐXX nhận thấy bị cáo là 1 nhà khoa học uy tín, là người đặt nền móng cho Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS. Bị cáo là người góp phần đào tạo nên nhiều tiến sỹ y khoa… nên có cơ sở để chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo, giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo để bị cáo yên tâm cải tạo, có cơ hội sửa chữa sai lầm.
Do đó, có cơ sở để Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo. Căn cứ vào đó, Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Nguyễn Thanh Long 17 năm tù về tội "Nhận hối lộ" (án sơ thẩm 18 năm tù).
Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định bác kháng cáo, y án sơ thẩm đối với các bị cáo Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á (án sơ thẩm 29 năm tù về 2 tội "Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Đưa hối lộ"); Vũ Đình Hiệp, Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á (án sơ thẩm 15 năm tù về hai tội "Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Đưa hối lộ"); Trần Thị Hồng, nhân viên Công ty Việt Á (án sơ thẩm 30 tháng tù về tội "Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng").
Đồng thời cũng chấp nhận một phần kháng cáo, giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo Nguyễn Nam Liên, nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế (án sơ thẩm 7 năm, án phúc thẩm 6 năm 3 tháng về tội "Nhận hối lộ"); Phạm Duy Tuyến, nguyên Giám đốc CDC Hải Dương (án sơ thẩm 13 năm, án phúc thẩm 12 năm); Lê Thị Hồng Xuyên, nguyên nhân viên CDC tỉnh Bình Dương (án sơ thẩm 24 tháng tù, án phúc thẩm 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo); Ngụy Thị Hậu, nguyên Phó Trưởng phòng Tài chính kế toán, CDC tỉnh Bắc Giang (án sơ thẩm 30 tháng tù, án phúc thẩm 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo).
Ngoài ra tuyên miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Trần Thanh Phong, nguyên Phó Trưởng phòng Tài chính Kế toán, CDC tỉnh Bình Dương.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Quyền lãnh đạo của Việt Nam ở ASEAN: Cơ hội trong khủng hoảng
- ·Bản tin tiết kiệm điện ngày 12/7/2023: Các nhà máy điện triệt để tiết kiệm điện
- ·Bản tin tiết kiệm điện ngày 8/7: Các tỉnh phía Nam liên tiếp tăng sản lượng điện tiết kiệm
- ·Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- ·Đại hội Đảng Dân chủ: Sự kiện nhiều thông điệp trước bầu cử Tổng thống Mỹ
- ·Hướng dẫn mới của Bộ Giáo dục về bổ nhiệm, xếp hạng giáo viên
- ·“Nhiệm vụ thế kỷ”
- ·Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- ·Hiến kế để doanh nghiệp phát triển bền vững
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·ASEAN trong hội nhập tiểu vùng sông Mekong
- ·1,5 triệu USD hỗ trợ chương trình thí điểm đấu giá điện mặt trời tại Việt Nam
- ·Hãng Volkswagen đầu tư 11 tỷ Euro để phát triển ôtô điện
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi
- ·Nhật Bản: Sàn giao dịch DMM Bitcoin đóng cửa sau vụ 'bốc hơi' 48 tỷ yen tiền ảo
- ·Năm 2020, ngành Xây dựng đặt mục tiêu tăng trưởng từ 9
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Khai thác thế mạnh thị trường nội địa trong tiêu thụ nông sản