【nhận định dortmund vs】Hiến kế để doanh nghiệp phát triển bền vững

Nhà cái uy tín 2025-01-25 21:11:59 77

phát triển bền vững

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Bùi Tư

Các DN cần chủ động cân nhắc,ếnkếđểdoanhnghiệppháttriểnbềnvữnhận định dortmund vs điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp hơn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững, đặc biệt là các cam kết về xã hội, môi trường gắn với trách nhiệm xã hội của DN.

DN chưa định hướng chiến lược phát triển bền vững

Tại diễn đàn, ông Phạm Việt Dũng - Tổng biên tập Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam nhận định, nhiều DN chưa định hướng được chính sách, chiến lược để hướng tới sự phát triển bền vững. DN chưa rõ mục tiêu kinh doanh của mình, hệ thống quản trị DN chưa hiệu quả; chưa xây dựng và duy trì văn hóa DN; chưa có sự đổi mới, sáng tạo.

Bà Nguyễn Lê Vinh - Viện Chiến lược phát triển cho biết, qua nghiên cứu tình hình hoạt động của các khu vực DN trong những năm qua cho thấy, số lượng DN nhà nước đang giảm dần, năm 2018 chỉ chiếm 0,44% tổng số DN cả nước, tuy nhiên vẫn chiếm thị phần quan trọng, đóng góp khoảng 28% trong GDP.

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của DN nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, chưa tạo được động lực đối với nền kinh tế, vai trò dẫn dắt trong nền kinh tế còn mờ nhạt, tiến độ thoái vốn chậm.

Đối với DN ngoài nhà nước, khu vực DN này chiếm tỷ lệ áp đảo lên tới 96,7% tổng số DN, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. Hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh dần được nâng lên, hình thành được một số tập đoàn tư nhân có quy mô lớn…

Tuy nhiên, hệ thống cơ chế, chính sách phát triển DN ngoài nhà nước còn thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng, dẫn đến cơ chế xin-cho, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho DN. Hầu hết DN có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ, quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm thấp. Đặc biệt, các DN thiếu liên kết với nhau, chưa đáp ứng chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu và hội nhập quốc tế.

Đối với DN FDI, khu vực DN này chiếm 2,9% tổng số DN toàn quốc (năm 2018) và ngày càng tăng do các chính sách thu hút, ưu đãi của Chính phủ. DN FDI có đóng góp đáng kể và tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi đối với DN FDI còn dàn trải, thiếu nhất quán… Tình trạng chuyển giá tại các DN FDI vẫn diễn ra, việc liên kết và chuyển giao công nghệ giữa các DN FDI với DN trong nước chưa hiệu quả.

Cơ quan quản lý và DN tăng cường đối thoại

Bà Vinh đề xuất, đối với DN nhà nước, cần cơ cấu lại, đổi mới DN nhà nước theo cơ chế thị trường theo hướng cổ phần hóa, bán vốn của DNNN mà Nhà nước không cần nắm giữ hoặc không giữ quyền chi phối, kể cả những DN đang kinh doanh có hiệu quả. Đặc biệt, phải tách bạch rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước với chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị, kinh doanh.

Đối với DN ngoài nhà nước, cần tiếp tục sửa đổi cơ chế, chính sách phát triển DN ngoài nhà nước cho đồng bộ, giảm tối đa thủ tục hành chính gây khó khăn, phiền hà cho DN. Đồng thời, phát huy phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hỗ trợ hoạt động của các DN nhỏ và vừa; khuyến khích hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư, đa sở hữu.

Đối với các DN FDI, cần hoàn thành xây dựng Chiến lược FDI thế hệ mới, tiếp tục thu hút FDI một cách chủ động, có chọn lọc, xác định rõ ngành, lĩnh vực và vùng, miền ưu tiên đầu tư, bảo đảm theo đúng định hướng, quy hoạch và yêu cầu phát triển.

Đồng qua điểm, ông Nguyễn Ánh Dương- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đề xuất một số giải pháp để DN phát triển bền vững. Theo ông Dương, các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu các thực tiễn quốc tế về trách nhiệm xã hội của DN để lồng ghép ở mức độ thích hợp, có lộ trình vào khung chính sách của Việt Nam. Cùng với đó, tăng cường đối thoại, tham vấn thực chất với DN về các quy định, thông lệ chính sách có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của DN.

Đối với cộng đồng DN, cần nâng cao hiểu biết, học hỏi kinh nghiệm về phát triển bền vững gắn kết với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, chủ động cân nhắc, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp hơn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững, đặc biệt là các cam kết về xã hội, môi trường gắn với trách nhiệm xã hội của DN./.

Bùi Tư

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/615c298801.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện

Bình Dương: Thanh niên sát hại bạn gái rồi ôm bình gas cố thủ trong phòng trọ

Đèn giao thông hỏng có bị phạt nguội?

Quân 'idol' cùng 3 đồng phạm bị tuyên án tử

Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ

Người có bằng lái xe hạng B1 được cấp sau 1/1/2025 sẽ không được lái ô tô

Thủ đoạn xảo quyệt của 'ông trùm' khai thác cát, hủy hoại rừng ở Phú Yên

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex bị đề nghị 36

友情链接