【stuttgart – wolfsburg】Thủ tướng yêu cầu quản chặt nhập khẩu phế liệu

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 02:01:44 评论数:

thu tuong yeu cau quan chat nhap khau phe lieu

Mặt hàng phế liệu là lốp ô tô đã qua sử dụng được tạm nhập qua Việt Nam để tái xuất sang Trung Quốc tại cửa khẩu Móng Cái,ủtướngyêucầuquảnchặtnhậpkhẩuphếliệstuttgart – wolfsburg Quảng Ninh (ảnh tư liệu). Ảnh: T.Bình.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Tài chính; Công Thương; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải, khẩn trương rà soát, siết chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động mua bán, chế biến phế liệu đảm bảo yêu cầu môi trường.

Theo cảnh báo được cơ quan Hải quan đưa ra từ đầu năm nay, từ đầu năm 2018, Trung Quốc thực hiện chính sách cấm nhập khẩu rác thải, phế liệu từ nhựa, ni-lon, điều này có nguy cơ tiềm tàng đối với Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khi có thể trở thành điểm đến của các loại mặt hàng (là rác thải, phế liệu).

Thực tế ở nước ta, tình trạng trên không còn là nguy cơ khi tại cảng Cát Lái (TP.HCM)- cảng container lớn nhất cả nước việc ùn tắc phế liệu trở nên nóng bỏng trong những tháng vừa qua. Tại khu cảng Hải Phòng- địa bàn XNK lớn nhất miền Bắc tình trạng ùn tắc phế liệu cũng ở mức đáng báo động.

Theo ông Ngô Minh Thuấn- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, (đơn vị quản lý, kinh doanh cảng Cát Lái), thời điểm sau lễ 30/4 và 1/5, trong số hơn 8.000 teus (container tiêu chuẩn) tồn lâu ngày tại cảng Cát Lái có 5.234 teus mặt hàng nhựa/giấy phế liệu có nguy cơ tiếp tục tồn lâu tại cảng.

Đến ngày 15/5, số lượng phế liệu nhựa, phế liệu giấy nhập khẩu về cảng Cát Lái đã lên 7.000 teus. Như vậy, chỉ trong vòng nửa đầu tháng 5, số lượng phế liệu nhập khẩu về cảng Cát Lái tăng gần 2.000 teus so với thời điểm 1/5. Thực tế này đang gây ùn tắc cục bộ tại cảng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cảng, hãng tàu và các doanh nghiệp XNK tại cảng.

Theo Cục Hải quan Hải Phòng, thời gian qua, các lô hàng nhựa phế liệu vận vận chuyển vào cảng Hải Phòng tăng nhanh. Trong khi đó, măt hàng này khi NK phải đảm bảo điều kiện về môi trường theo quy định. Tuy nhiên, một số DN không tuân thủ quy định về kinh doanh, NK phế liệu, dẫn tới khu vực cảng Hải Phòng còn tồn một số lượng lớn container phế liệu.

Điều này gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN cảng, trách nhiệm của hãng tàu, đại lý giao nhận.

Để đảm bảo hoạt doanh của DN kinh doanh kho, bãi, cảng an toàn, không ùn tắc và ảnh hưởng đến môi trường, Cục Hải quan Hải Phòng vừa đề nghị đại lý hãng tàu, đại lý giao nhận chủ động có biện pháp phù hợp kiểm soát việc ký kết hợp đồng vận chuyển các lô hàng phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam, đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện NK, người nhận hàng phải chịu trách nhiệm…

Trả lời chất vấn tại Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Bộ sẽ rà soát lại toàn bộ danh mục nhập khẩu phế liệu. “Hiện nay, một số nước đã nói không với nhập khẩu phế liệu, chúng ta sẽ xem cái nào là phế liệu, cái nào là chất thải để có lộ trình hợp lý. Tôi rất đồng tình Việt Nam không đủ năng lực công nghệ để xử lý chất thải, nên chúng ta sẽ phải nói không với nhập khẩu chất thải”- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.

Theo thống kê của cơ quan Hải quan, từ 1/1/2017 đến 12/3/2018, cả nước có 928 DN nhập phế liệu, với 49.266 tờ khai. Trong đó, nhóm phế liệu nhựa có 407 DN, với 18.344 tờ khai; phế liệu giấy có 254 DN, với 11.187 tờ khai; phế liệu sắt thép có 369 DN, với 13.114 tờ khai.