您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kết quả giải vô địch quốc gia phần lan】Bảo lãnh thông quan 正文

【kết quả giải vô địch quốc gia phần lan】Bảo lãnh thông quan

时间:2025-01-26 02:41:16 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Ông Ngô Minh Hải - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan. Ông có thể nó kết quả giải vô địch quốc gia phần lan

bao lanh thong quan them mot don bay tao thuan loi thuong mai

Ông Ngô Minh Hải - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan,ảolãnhthôkết quả giải vô địch quốc gia phần lan Tổng cục Hải quan.

Ông có thể nói rõ về khái niệm bảo lãnh thông quan?

Bảo lãnh thông quan là một hình thức cam kết bảo lãnh về mặt tài chính mà cơ quan Hải quan yêu cầu đối với DN XNK khi chưa hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định, nhưng mong muốn được giải phóng hàng hóa, thông quan hàng hóa.

Cam kết bảo lãnh là một hợp đồng ba bên trong đó một bên (bên được bảo lãnh) là DN XNK hàng hóa hoặc người được ủy quyền XNK hàng hóa; cam kết với cơ quan Hải quan (bên nhận bảo lãnh - bên thứ hai) về thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc về thủ tục hải quan theo quy định pháp luật (như nộp các khoản thuế, phí, thu khác, chậm nộp chứng từ về quản lý và kiểm tra chuyên ngành (KTCN)...) để được giải phóng, thông quan hàng hóa XNK. Bên thứ ba (bên bảo lãnh thường là các DN tổ chức tín dụng/ công ty bảo hiểm) đứng ra cam kết thực hiện các nghĩa vụ của DN XNK hàng hóa với cơ quan Hải quan nếu DN XNK không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thủ tục hải quan.

Để các chứng từ thủ tục bảo lãnh được cơ quan Hải quan chấp nhận, bên bảo lãnh phải đáp ứng các điều kiện tiêu chí, tiêu chuẩn nhất định theo quy định về bảo hiểm tài chính và được cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài chính) cấp quyền phát hành chứng thư bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh (cơ quan Hải quan).

Bảo lãnh thông quan nhằm thực hiện hai mục đích chính là công cụ giúp cho cơ quan Hải quan bảo đảm khoản thu cho ngân sách liên quan đến thuế XNK, phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa XNK. Là công cụ bảo đảm tính tuân thủ của các DN XNK trong việc thực hiện các quy định pháp luật chuyên ngành mà DN XNK phải thực hiện liên quan đến nộp, xuất trình giấy phép XNK, thực hiện các quy định điều kiện XNK, giấy chứng nhận chất lượng hoặc giấy miễn KTCN đối với hàng hóa XNK...

Ông có thể nói rõ hơn về lợi ích của bảo lãnh thông quan đối với DN và cơ quan quản lý nhà nước?

Bảo lãnh thông quan mang lại nhiều lợi ích cho các bên trực tiếp tham gia. Về phía DN XNK, thực hiện bảo lãnh thông quan sẽ giúp DN có thời gian hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ mà vẫn được xem xét hưởng các ưu đãi nợ thuế, nợ tiền nộp phạt, nợ chứng từ hải quan, nợ chứng từ theo quy định của pháp luật chuyên ngành, đưa hàng về bảo quản hoặc thông quan hàng hóa, đặc biệt đối với các loại hàng hóa có yêu cầu KTCN.

Trường hợp DN sử dụng chứng thư bảo lãnh (về thuế, phí) do ngân hàng cấp, khi đó DN phải trả khoản phí nhất định đáng kể, phải ký quỹ, đặt cọc bằng tiền mặt để được bảo lãnh. Như vậy vốn lưu động của DN bị lưu giữ tại ngân hàng, không sử dụng được cho hoạt động XNK. Bảo lãnh thông quan thay thế cho bảo lãnh ngân hàng và thường không yêu cầu DN phải ký quỹ tiền mặt; chi phí bảo lãnh thông quan cũng thường thấp hơn chi phí bảo lãnh ngân hàng, do vậy khi sử dụng bảo lãnh thông quan thì vốn của DN quay vòng nhanh. Ngoài ra khi hàng hóa nhanh được đưa về bảo quản sẽ đảm bảo chất lượng hàng của DN, hàng hóa nhanh được thông quan sẽ nhanh được đưa vào sản xuất hoặc đưa ra lưu thông trên thị trường, từ đó nguồn vốn có thể thu hồi nhanh để đầu tư vào hoạt động liên tục, không bị phạt hợp đồng vì giao hàng chậm muộn. Do có đơn vị bảo lãnh đôn đốc, hỗ trợ trong cả quá trình nên DN có thể hạn chế được những sai sót dẫn đến bị phạt, mất thêm chi phí… Những điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng về lợi ích kinh tế, giúp DN có thể tiết kiệm rất lớn về thời gian, chi phí.

Về phía cơ quan Hải quan, bảo lãnh thông quan là một hình thức hiệu quả giúp đảm bảo thu đủ từ các nguồn thu tiền thuế hàng hóa XNK, phí, kể cả tiền phạt trong trường DN vi phạm các quy định pháp luật hiện hành trong hoạt động XNK nói chung cũng như trong hoạt động quản lý chuyên ngành nói riêng.

Về phía đơn vị phát hành bảo lãnh, được hưởng mức phí bảo lãnh phù hợp với phạm vi nhận bảo lãnh từ DN XNK hàng hóa và sẽ chịu trách nhiệm thay DN (trong phạm vi nhận bảo lãnh) nếu DN không hoàn thành các yêu cầu theo quy định hiện hành. Bảo lãnh thông quan sẽ là một thị trường mới tiềm năng trong lĩnh vực bảo hiểm, đặc biệt là trong cơ chế tạo thuận lợi tối đa cho thương mại hiện nay tại Việt Nam.

Với những đặc điểm như trên, bảo lãnh thông quan có thể được xem là một công cụ hữu ích để tạo thuận lợi thương mại và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong bối cảnh hiện nay Chính phủ đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp tạo thuận lợi cho DN, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục KTCN đối với hàng hóa XNK, việc áp dụng bảo lãnh thông quan tại Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì? Thời gian tới cơ quan Hải quan làm gì để sớm để sớm đưa bảo lãnh thông quan áp dụng tại Việt Nam?

Như chúng ta đã biết, thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ quản lý chuyên ngành đẩy mạnh cải cách thủ tục KTCN đối với hàng hóa XNK. Các bộ đã rà soát, cắt giảm số lượng mặt hàng thuộc diện KTCN ở khâu trước thông quan chuyển sang KTCN sau thông quan, thay đổi phương pháp kiểm tra từ tiền kiểm sang hậu kiểm… Tuy nhiên, số lượng mặt hàng thuộc diện quản lý và KTCN vẫn còn rất nhiều. Nếu như năm 2017 số lượng tờ khai hàng hóa XNK thuộc diện quản lý, KTCN tại cửa khẩu chiếm 19% (khoảng gần 2 triệu tờ khai), năm 2018 yêu cầu giảm xuống 10% thì lượng tờ khai hàng hóa NK phải KTCN tại cửa khẩu vẫn còn rất nhiều (trên dưới 1 triệu tờ khai).

Trong khi việc cải cách thủ tục hành chính chưa theo kịp sự phát triển của thương mại, các khâu khai báo, tiếp nhận hồ sơ, trao đổi thông tin về kết quả KTCN giữa các cơ quan, đơn vị quản lý, KTCN và cơ quan Hải quan vẫn còn chưa đồng bộ và điện tử hóa, chưa triển khai đầy đủ Cơ chế một cửa quốc gia thì việc áp dụng bảo lãnh thông quan chính là góp phần tạo thuận lợi cho thương mại, giảm thời gian, giảm chi phí cho DN.

Để triển khai bảo lãnh thông quan tại Việt Nam cũng còn một số khó khăn do hệ thống pháp luật liên quan đến bảo lãnh thông quan còn thiếu và chưa có (hiện mới có bảo lãnh thông quan lĩnh vực thuế theo Luật thuế XNK năm 2016). Để phát triển bảo lãnh thông quan, một trong những nhiệm vụ đầu tiên phải làm là xây dựng văn bản pháp luật cho phép các công ty, DN bảo hiểm được tham gia vào hoạt động bảo lãnh.

Cơ quan Hải quan sẽ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình các cấp có thẩm quyền về cho phép triển khai thí điểm; tổ chức tuyên truyền, đào tạo cho các DN và các bên liên quan. Đồng thời, DN bảo hiểm cũng cần đưa ra các tiêu chuẩn, điều kiện để làm cơ sở cho các DN tham gia vào hệ thống bảo lãnh thông quan.

Xin cảm ơn ông!