【bảng xếp hạng hạng 3 đức】Tính 'kiên nhẫn' trong phương pháp đầu tư của Warren Buffett
Graham ở Bờ Đông và thuộc trường phái cổ điển. Fisher ở Bờ Tây và thuộc trường phái mới. Graham thiên về định lượng, với các nguyên tắc chỉ xem xét những gì có thể đo lường được. Như bảng cân đối kế toán hay báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Còn Fisher thì nghiêng hẳn về khái niệm định tính trong đầu tư. Nó bao gồm những yếu tố khó đo lường liên quan đến con người, hệ thống quản lý, thương hiệu và những lợi thế cạnh tranh khác có thể làm cho bạn chấp nhận trả nhiều tiền hơn để mua cổ phiếu của công ty.
Có lần, Warren Buffett từng nói rằng phương pháp đầu tư của ông thừa hưởng 85% từ Benjamin Graham và 15% còn lại từ Fisher. Từ câu nói trên, chúng ta có thể kết luận Buffett không hề phát minh ra một phương pháp đầu tư mới mẻ nào cả.
Nhưng ông lại là bậc thầy trong việc áp dụng những kiến thức có sẵn. Những tri thức uyên thâm từ hai người thầy Graham và Fisher. Từ đó tạo ra sự hòa quyện và cuối cùng là mang dấu ấn riêng, phong cách đầu tư của chính Warren Buffett.
Có cảm tưởng rằng, Buffett như một chàng học trò xuất sắc của hai cha đẻ học thuyết giá trị và tăng trưởng. Thật vậy, Buffett là sinh viên duy nhất được điểm A+ trong lớp học đầu tư chứng khoán của thầy Graham.
Sự ảnh hưởng của Graham lên Buffet lớn hơn Fisher. Vì thế, Buffett được biết đến nhiều hơn bởi trường phái giá trị. Đầu tư giá trị là chọn một cổ phiếu được định giá thấp hơn so với giá trị thực (cổ phiếu rẻ), từ đó kỳ vọng giá sẽ quay về đúng với giá trị thực, tức tăng giá.
Như vậy thì điều gì khiến một cổ phiếu rẻ tìm được giá trị thực của mình? Đây chính xác là câu hỏi mà Uỷ ban Ngân Hàng Thượng Viện Hoa Kỳ đã chất vấn học thuyết đầu tư giá trị của Benjamin Graham.
Theo Graham thì đó là nét hấp dẫn và lôi cuốn của thị trường chứng khoán. Nó không những bí ẩn đối với Graham mà còn bí ẩn đối với rất nhiều người khác. Nhưng kinh nghiệm sẽ cho chúng ta thấy rằng cuối cùng thì thị trường sẽ theo kịp với giá trị.
Dù hết sức ngắn gọn, nhưng câu trả lời của Graham chính là nền tảng cho sự nghiệp đầu tư của Buffett. Cổ phiếu sẽ tăng lên theo giá trị thực của chúng. Do đó, một nhà đầu tư khi đã tin tưởng vào sự đánh giá của mình về doanh ngiệp thì cần phải kiên nhẫn. Thật vậy, đôi khi tính kiên nhẫn để thành công trong đầu tư với phương pháp giá trị cũng rất quan trọng.
Nói tóm lại, mục đích của phương pháp giá trị là cổ phiếu sẽ tăng lên đến giá trị thực. Nếu thế thì học thuyết đầu tư tăng trưởng có gì khác với đầu tư giá trị.
Nó khác ở cách tiếp cận để lựa chọn một cổ phiếu. Nhưng mục đích của chúng thì có vẻ giống nhau. Tức là kỳ vọng cổ phiếu sẽ tăng so với khi mua. Như vậy thì lý thuyết đầu tư giá trị và tăng trưởng là hai mặt của một vấn đề. Đều có mục tiêu là tăng trưởng.
Giống như phương pháp giá trị, học thuyết tăng trưởng là chọn một cổ phiếu mà khi so với tương lai của nó thì mức giá ở thời điểm hiện tại là rẻ. Nếu vậy thì quá trình bên trong để một công ty nỗ lực phát triển vượt bậc trong tương lai rồi sau đó được thể hiện ra ngoai bởi mức giá thị trường thì cần một khoản thời gian nhất định.
Điều đó luôn thử thách lòng kiên nhẫn của nhà đầu tư. Bạn giữ chiếc đầu lạnh trong khi những người khác mất hết kiên nhẫn thì sẽ luôn có phần thưởng trên hành trình dành cho bạn.
Cuối cùng, để thành công trong hai phương pháp đầu tư thông dụng trên thì đều cần đến sự kiên nhẫn. Một khi còn thắc mắc hay chưa thỏa đáng về sự quan trọng của tính kiên nhẫn trong đầu tư thì chính sự nghiệp đầu tư của Warren Buffett luôn là dẫn chứng thuyết phục nhất.
Theo Trí Thức Trẻ
'Tết yêu thương' tại Lotte Department Store