当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【kèo trận man city】Vẫn còn tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ Bảo hiểm xã hội

Chiều 22/10,ẫncòntìnhtrạnglạmdụngtrụclợiQuỹBảohiểmxãhộkèo trận man city tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội Đào Ngọc Dung đã trình bày Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020.

Ngân sách hỗ trợ người tham gia bảo hiểm tự nguyện hơn 137 tỷ đồng

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, năm 2020, tổng số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện là hơn 137,6 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2019.

Về tình hình thanh tra, kiểm tra, theo Bộ trưởng, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2020, đã ban hành 52 kiến nghị đối với các cơ quan BHXH; 70 kiến nghị đối với các doanh nghiệp; 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền là 169,7 triệu đồng; kiến nghị truy đóng vào quỹ BHXH số tiền 221,2 triệu đồng do người sử dụng lao động trích nộp BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), của người lao động không đúng mức theo quy định.

Cơ quan BHXH các cấp đã thực hiện 8.567 cuộc thanh tra, kiểm tra, yêu cầu thu hồi về quỹ BHXH số tiền 5,2 tỷ đồng; kiểm tra công tác chi trả chế độ bảo hiểm tự nguyên, yêu cầu thu hồi về quỹ số tiền 2,45 tỷ đồng.

Quốc hội nghe báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2020. Ảnh: QH.
Quốc hội nghe báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2020. Ảnh: QH.

Giai đoạn 2016 - 2020, cơ quan BHXH đã ban hành 2.103 quyết định xử lý vi phạm hành chính về BHXH, với số tiền xử phạt là 114,5 tỷ đồng. Kết quả, số tiền xử phạt vi phạm hành chính đã thu hồi là 28,8 tỷ đồng; tỷ lệ chấp hành là 25,2%.

Về bảo toàn và phát triển Quỹ BHXH, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, tổng số kết dư đầu tư quỹ đến 31/12/2020 là 897,7 nghìn tỷ đồng (tăng 10,33% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó 86,8% là đầu tư vào trái phiếu chính phủ (TPCP).

Tổng số tiền lãi thu được từ hoạt động đầu tư quỹ trong năm 2020 khoảng 47,59 nghìn tỷ đồng; lãi suất đầu tư bình quân năm 2020 đạt 5,02%, cao hơn 1,79 điểm % so với lạm phát năm 2020 (3,23%).

Về chi phí quản lý BHXH và BHTN trong năm 2020, Chính phủ chỉ đạo thực hiện việc tiết kiệm, cắt giảm chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), BHTN. Theo đó, chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN cắt giảm, tiết kiệm được là hơn 1.689 tỷ đồng so với dự toán kinh phí được giao.

Tại tờ trình này, Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo toàn, phát triển quỹ BHXH, bảo hiểm tự nguyện. Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành xây dựng đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư quỹ BHXH”, làm cơ sở cho việc đề xuất sửa đổi Luật BHXH, Luật Việc làm và các luật có liên quan.

Việc thực hiện nhằm đa dạng hoá danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững và hiệu quả; ưu tiên đầu tư vào trái phiếu chính phủ, nhất là TPCP dài hạn; nghiên cứu từng bước mở rộng sang các lĩnh vực có khả năng sinh lời cao, từng bước và có lộ trình đầu tư một phần tiền nhàn rỗi của quỹ thông qua ủy thác đầu tư tại thị trường trong nước và quốc tế bảo đảm an toàn, bền vững...

Cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đã trình bày Báo cáo thẩm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020.

Cho ý kiến về công tác thanh tra, kiểm tra, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, việc chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính cả giai đoạn 2016 - 2020 còn vẫn ở mức thấp, mới thu hồi 25,2% của tổng số tiền phải thu hồi. Tại một số ít địa phương, vẫn còn tình trạng chưa linh hoạt trong việc áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế việc lạm dụng, trục lợi quỹ.

Về tình hình thu BHXH, theo Ủy ban Xã hội, số thu BHXH bắt buộc tăng 6,25% nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng thu của năm 2019. Mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc và BHTN tăng không đáng kể, thậm chí tỷ lệ tăng có xu hướng giảm so với giai đoạn trước. Tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện có xu hướng giảm nhanh.

Tổng số tiền nợ, chậm đóng BHXH là 15.129 tỷ đồng, trong đó: nợ gốc đóng BHXH bắt buộc là 12.113 tỷ đồng, tăng 2.013 tỷ đồng so với 2019; nợ lãi chậm đóng là 3.016 tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng số nợ. Do đó, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ cần tính toán về hệ quả pháp lý đối với chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi triển khai các gói hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng đóng bù khi hết thời hạn tạm dừng đóng.

Theo Ủy ban Xã hội của Quốc hội, vẫn còn tình trạng cấu kết, lập khống, làm giả hồ sơ hưởng chế độ để lạm dụng, trục lợi quỹ ốm đau, thai sản; vẫn còn tình trạng chi sai, chi chế độ trợ cấp thất nghiệp trùng với thời gian đóng BHXH.

Ủy ban Xã hội kiến nghị Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội tiếp tục tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN. Đối với Chính phủ, cần chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách BHXH, có giải pháp hữu hiệu để hạn chế tối đa tình trạng không chấp hành hoặc chấp hành chưa đầy đủ pháp luật về BHXH, trong đó đặc biệt lưu ý việc thực hiện các kiến nghị của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đồng thời, Chính phủ có giải pháp đồng bộ, quyết liệt trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, đặc biệt là lao động ở khu vực phi chính thức, nhóm tham gia BHXH tự nguyện; hạn chế hưởng BHXH một lần./.

Số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 32,49% dân số Bảo hiểm xã hội: Chỗ dựa an vui lúc xế chiều Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ủng hộ 2 tỷ đồng phòng chống dịch Covid-19

分享到: