当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C2 > 【bxh u21 việt nam】Vì sao phải đổi thi ĐH theo hình thức SAT ? 正文

【bxh u21 việt nam】Vì sao phải đổi thi ĐH theo hình thức SAT ?

2025-01-10 11:04:52 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:240次

ĐH FPT là trường tư thục hơn 10 năm nay đã áp dụng cách tuyển sinh theo hình thức tương tự chuẩn SAT,ìsaophảiđổithiĐHtheohìnhthứbxh u21 việt nam GMAT...của Mỹ. Chất lượng Việt Namtrích đăng ý kiến của TS Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng trường này:

Thi ĐH SAT

Thí sinh thi ĐH FPT với đề thi theo chuẩn SAT của Mỹ. Ảnh: HT

Thi 3 chung đã lỗi thời

- Tại sao ĐH FPT lại có thêm một kỳ thi, chứ không lấy kết quả của thi chung ĐH của Bộ để xét tuyển? Ông đánh giá việc thi tuyển hiện nay thế nào?

Kỳ thi của đại học của Bộ hiện nay nhằm đánh giá kiến thức phổ thông của học sinh, chưa đánh giá được những tố chất phù hợp của thí sinh với các chuyên ngành đào tạo cụ thể. ĐH FPT tổ chức 1 thêm 1 kỳ thi là để chọn được đúng những thí sinh có tố chất phù hợp với các ngành đào tạo của mình cũng như có căn cứ để cấp học bổng hay tín dụng cho sinh viên. Chúng tôi vẫn tuân thủ nghiêm túc quy định của Bộ là thí sinh phải đạt điều kiện tối thiểu là điểm sàn trở lên trong kỳ thi đại học chung.

Tự chủ tuyển sinh tức là trường được tự chủ trong mọi việc, từ hình thức cho đến nội dung sao cho có thể tuyển được thí sinh phù hợp nhất với tiêu chí của mình. Tôi lấy ví dụ cùng là ngành CNTT, nhưng chắc chắc triết lý đào tạo, nội dung và mục tiêu đào tạo của Trường Đại học FPT sẽ khác Trường Đại học KHTN chẳng hạn. Và như thế mỗi trường có thể có cách thức và tiêu chí tuyển chọn sinh viên đầu vào khác nhau. Chứ nếu chỉ tự chủ trong việc ra đề thi với các môn thi được quy định sẵn thì nó sẽ không khác gì và thậm chí còn tệ hơn là sử dụng đề thi chung như hiện nay của Bộ.

-  Ông suy nghĩ thế nào về Quy định thi liên thông mà Bộ GD và ĐT vừa ban hành?

Việc cần có điều kiện nhất định nào đó để liên thông là đúng nhưng theo tôi cách thực thực hiện như vừa ban hành là chưa phù hợp. Thực tế với đề thi đại học như hiện nay thì ngay một tiến sỹ cũng khó lòng thi đỗ nếu để một thời gian không đụng đến. Còn nếu cùng cải tiến cách thi đại học và việc thi liên thông thì có thể sẽ có một giải pháp phù hợp hơn.

Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì việc quan trọng nhất cũng phải là xác định cho đúng mục tiêu của những kỳ thi này: chỉ để tạo ra một rào cản nào đó cho công tác tuyển lựa hay để đảm bảo khả năng theo học được của sinh viên ở bậc học tương ứng. Theo tôi có vẻ như mục tiêu của quy chế này đang nghiêng về phương án thứ nhất.

- Có ý kiến cho rằng, việc thi liên thông và nhiều vấn đề khác của giáo dục phổ thông (như việc giảm tải chương trình) đều có thể "giải được" rất đơn giản là: các ra đề thi của Bộ nên học tập ĐH FPT. Thay vì học nhồi nhét thì học sinh có thể học nhẹ nhàng và phát hiện được năng lực thực sự của mình?

Tôi đồng ý với quan điểm rằng việc thi tốt nghiệp và thi đại học như thế nào sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của học sinh ở bậc phổ thông. Đề thi của ĐH FPT được xây dựng để đáp ứng cho nhu cầu tuyển sinh của ĐH FPT, không phải là giải pháp phù hợp cho tất cả. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: đã là một trường đại học thì họ có trách nhiệm và có khả năng để tổ chức và lựa chọn cách thức thi đầu vào như thế nào là phù hợp nhất. Suy cho cùng thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về đầu ra trước sinh viên và xã hội và đấy mới là vấn đề mà chúng ta nên quan tâm.

- Nhiều người lo ngại, để các trường tự chủ tuyển sinh sẽ làm “loạn” cách thức thi chung lâu nay, gây tốn kém cho xã hội. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, đề thi chung không lựa chọn được chính xác người phù hợp với từng chuyên ngành, nên nếu học sinh “lỡ” theo ngành không phù hợp, mà phải làm lại (rất nhiều người làm trái ngành, trái nghề...) còn lãng phí hơn. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Muốn biết lãng phí hay không thì cần đánh giá dài hạn chứ không chỉ đánh giá chi phí cho một kỳ thi. Những lãng phí đến từ việc ôn thi, luyện thi suốt cả thời gian dài 2-3 năm trước đó, nếu lỡ theo ngành không phù hợp thì cái giá phải trả để đổi ngành là quá lớn (thời gian, tiền bạc để ôn thi lại), nếu cứ nhắm mắt đi tiếp thì rất dễ dẫn đến sau này phải làm việc trái ngành, trái nghề, rất lãng phí cho bản thân cá nhân đó và xã hội. Do vậy nếu phải chi phí cho một vài kỳ thi nhưng sinh viên chọn được đúng ngành nghề mình yêu thích và phù hợp với năng lực cá nhân thì vẫn là phương án tiết kiệm hơn nhiều cho cả xã hội.

GMAT thi ĐH

 

Phải đổi mới thi ĐH theo hình thức GMAT, SAT vì những bài tính tích phân luyện thi ĐH như này gần như không tác dụng gì với học sinh sau này.

Chỉ phải "luyện thi" trong...2 tuần

- Với đề thi riêng của ĐH FPT, các em có phải luyện thi "ghê gớm" không?

Đề thi của ĐH FPT nhằm đánh giá tư chất của thí sinh nên không cần thời gian ôn luyện nhiều, thực tế là ôn luyện nhiều cũng không giúp ích được bao nhiêu. Chỉ cần thí sinh dành từ 1-2 tuần để làm quen với dạng đề thi là hoàn toàn có thể đạt kết quả cao nhất nếu có tư chất phù hợp. Đề thi của chúng tôi học sinh các lớp 10, 11 hay thậm chí cả cấp 2 cũng có thể làm được chứ không nhất thiết phải học đến lớp 12.

-Liệu giao quyền tự chủ cho các trường, mà ban đầu là tự chủ về tuyển sinh, có làm “chệch hướng” đào tạo?

Các trường đại học hiện nay đang có trách nhiệm rất lớn là đào tạo ra các chuyên gia, kỹ sư cho nền kinh tế, đào tạo ra một con người. Một việc lớn như thế, cả một quá trình đào tạo kéo dài 4-5 năm mà họ còn làm được thì tại sao lại không tin tưởng giao cho họ làm một việc dễ hơn nhiều là tự chủ trong 1 kỳ thi tuyển sinh?

Quyền tự chủ cho các trường đại học, trong đó có tuyển sinh là xu thế không thể đảo ngược và đang được thực hiện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chúng ta mong muốn có nguồn nhân lực phù hợp, hòa nhập được với nền kinh tế thế giới mà giáo dục lại cứ đặt mình ra khỏi guồng quay chung thì không thể có ổn định. Do vậy theo tôi cần phải chấp nhận thay đổi thì mới hy vọng có ổn định, và làm càng nhanh càng tốt vì chúng ta đã đi sau khá nhiều rồi.

- Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, các trường ĐH công lập có quyền tự chủ tuyển sinh không? Tại sao họ lại được phép như vậy?

Theo tôi biết, ở phần lớn các quốc gia trên thế giới, sự khác biệt giữa trường công hay trường tư chủ yếu là ở vấn đề sở hữu và một số chính sách tài trợ từ nhà nước, còn trong hoạt động và học thuật thì họ có quyền gần như bình đẳng.

- Nếu là người quản lý giáo dục, ông sẽ trao quyền tự chủ cho các trường thế nào. Lộ trình ra sao?

Tôi nghĩ là phần lớn những hoạt động quan trọng nhất như quá trình đào tạo, giáo dục và công tác chính trị sinh viên, xây dựng đội ngũ giảng viên, kiểm soát chất lượng thì hiện nay các trường đã tự chủ rồi. Các vấn đề còn lại chủ yếu liên quan đến việc mở ngành và tuyển sinh. Cho nên không nên quá nghiêm trọng hóa vấn đề hay đặt ra vấn đề “lộ trình” ở đây.

- Xin cảm ơn ông !

Phải báo trước cho thí sinh 1 năm

Trao đổi với Chất lượng Việt Namvề cách thi theo chuẩn GMAT, SAT...Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, hình thức thi mới này nếu áp dụng phải báo trước cho thí sinh 1 năm, để tránh gây sốc cho các em.

Bây giờ còn ai bắt tính tính phân nữa?

GS.TSKT Vũ Minh Giang, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận xét, hiện nay, khi làm việc, có ai cấm không được xem tài liệu đâu? 

Hơn nữa, có bao nhiêu ngành hiện nay làm việc dùng đến tích phân, bắt nhân viên tính tích phân?...

Vì thế, tại sao chúng ta lại bắt học sinh thi cử theo kiểu lạc hậu đó?


Hoàng Tuân(thực hiện)

作者:Nhà cái uy tín
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜