当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kèo bóng đá nhật】Công an, Hải quan TP.HCM cảnh báo giả danh lừa đảo qua công nghệ cao

【kèo bóng đá nhật】Công an, Hải quan TP.HCM cảnh báo giả danh lừa đảo qua công nghệ cao

2025-01-10 17:17:14 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

cong an hai quan tphcm canh bao gia danh lua dao qua cong nghe cao

Công chức hải quan sân bay Tân Sơn Nhất kiểm tra hàng NK. Ảnh: T.H.

Giả danh để lừa đảo

Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khuyến cáo người dân, nếu có bất cứ người nào gọi điện thoại xưng là nhân viên hải quan yêu cầu nộp tiền thuế, tiền phạt đều là lừa đảo. Khi bị lừa đảo, hoặc gặp vướng mắc người dân có thể liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất qua số điện thoại đường dây nóng 0939.110.775, hoặc email: [email protected].

Theo Công an TP.HCM, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các trang mạng xã hội tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, Wechat… giả danh người nước ngoài để nhắn tin làm quen, giao lưu, kết bạn, đặt vấn đề tình cảm nam nữ. Sau đó, các đối tượng báo chuyển tiền, quà có giá trị lớn về Việt Nam để đánh vào lòng tham, dẫn dụ người bị hại thực hiện việc thanh toán cước phí vận chuyển, tiền thuế, phí hải quan vào các tài khoản do chúng tạo ra để chiếm đoạt tiền.

Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, qua thông tin đường dây nóng của đơn vị đã tiếp nhận người dân phản ánh nhiều trường hợp giả danh nhân viên hải quan sân bay để lừa đảo. Qua phản ánh của người dân cho thấy, có 2 hình thức phổ biến mà các đối tượng thường sử dụng. Một là, các đối tượng tội phạm sẽ thông qua các trang mạng xã hội để kết bạn, làm quen với người bị hại. Qua một thời gian nói chuyện sẽ tiến tới tình cảm, hứa hẹn cưới xin rồi thông báo sẽ gửi tiền hoặc quà có giá trị lớn cho người bị hại. Để tạo lòng tin, các đối tượng làm giả các bill hàng, chụp hình tiền, quà gửi cho người bị hại. Thậm chí, một số trường hợp trước đó chúng đã gửi cho bị hại những món quà “tạo niềm tin” như thỏi son, chai nước hoa, mỹ phẩm… để người bị hại không nghi ngờ. Khi đã tạo được niềm tin, các đối tượng bố trí người khác gọi điện cho người bị hại, giả danh nhân viên hải quan sân bay hoặc nhân viên kho hàng thông báo cho người bị hại phải nộp tiền thuế, tiền phạt để được nhận hàng. Không ít người vì quá tin tưởng vào mối quan hệ trên mạng đó và đã nộp tiền mà không mảy may nghi ngờ.

Hình thức lừa đảo thứ hai, các đối tượng thông báo cho người bị hại là sẽ về Việt Nam chơi kết hợp đầu tư hoặc về ra mắt gia đình… sau đó chụp hình vé máy bay (giả mạo) để hẹn người bị hại đến sân bay đón mình. Sau đó sẽ có những đối tượng khác gọi điện cho người bị hại, giả danh nhân viên hải quan sân bay thông báo đối tượng đang bị hải quan tạm giữ, phải nộp tiền phạt mới được thả người.

Tất cả các trường hợp trên, các đối tượng đều thông báo cho người bị hại phải nộp tiền qua tài khoản ngân hàng của một cá nhân nào đó, và điểm chung là người bị hại thường sinh sống rất xa sân bay Tân Sơn Nhất, không thể đến sân bay để kiểm tra nên sẽ dễ dàng nộp tiền để được gửi quà về tận nhà. Nếu người bị hại còn nghi ngờ, sẽ có người khác gọi điện xưng là nhân viên ngân hàng thúc giục nộp tiền nếu không sẽ huỷ chứng từ, trả hàng về lại nước ngoài. Chính vì vậy, có không ít trường hợp bị chúng lừa nộp tiền đến 3-4 lần mới phát hiện ra mình bị lừa.

Theo Công an TP.HCM, qua các vụ vi phạm cho thấy, hầu hết các vụ lừa đảo với phương thức, thủ đoạn trên đều do các đối tượng người gốc Phi cầm đầu và có sự móc nối, tham gia với các đối tượng người Việt Nam để đóng giả nhân viên giao nhận, nhân viên hải quan và thuê các đối tượng người Việt Nam đứng tên mở tài khoản ngân hàng.

Từ thực trạng trên, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khuyến cáo người dân, nếu có bất cứ người nào gọi điện thoại xưng là nhân viên hải quan yêu cầu nộp tiền thuế, tiền phạt đều là lừa đảo. Người dân nên tìm hiểu kỹ về thủ tục hải quan, không nên tin tưởng vào các mối quan hệ trên mạng xã hội để tránh bị lừa gạt. Khi bị lừa đảo, hoặc gặp vướng mắc người dân có thể liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất qua số điện thoại đường dây nóng 0939.110.775, hoặc email: [email protected]

Gia tăng tội phạm lừa công nghệ cao

Theo Công an TP.HCM, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng công nghệ cao (thông qua điện thoại mạo danh một số cán bộ, cơ quan nhà nước) sau một thời gian tạm lắng xuống gần đây có dấu hiệu phức tạp trở lại. Hiện nay, các đối tượng lừa đảo sử dụng các số điện thoại bàn hoặc điện thoại di động gọi vào điện thoại bàn của bị hại thông báo nợ cước điện thoại hoặc thông báo bị hại đang có bưu phẩm tại một ngân hàng nào đó và yêu cầu phải đóng phí gửi bưu phẩm nếu không sẽ bị trừ tiền tại bất cứ tài khoản ngân hàng nào của bị hại.

Khi bị hại phản ứng bọn chúng sẽ chuyển máy kết nối cho bị hại đến các đối tượng xưng danh là điều tra viên, cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án… để hù dọa nạn nhân có liên quan đến vụ án ma túy, buôn lậu, rửa tiền… để uy hiếp tinh thần nạn nhân (thường là những người lớn tuổi, về hưu hoặc phụ nữ). Trong quá trình uy hiếp tinh thần nạn nhân, các đối tượng lừa đảo yêu cầu bị hại ra một ngân hàng khác để mở một tài khoản đứng tên của chính người bị hại, đồng thời đăng ký dịch vụ Internet Banking cho tài khoản của mình đã mở bằng số điện thoại do các đối tượng lừa đảo cung cấp.

Khi biết người bị hại “cắn câu”, đối tượng lừa đảo yêu cầu bị hại nộp hoặc chuyển tiền vào tài khoản mới mở với lý do cần kiểm tra, xác minh xem số tiền này có liên quan đến đường dây tội phạm hay không và giám sát tài khoản này của bị hại, từ đó yêu cầu bị hại cung cấp toàn bộ tên đăng nhập và mã kích hoạt (mã OTP của tài khoản Internet Banking được ngân hàng nhắn tự động vào số điện thoại dùng để đăng ký dịch vụ Internet Banking). Khi được cung cấp, các đối tượng sử dụng thông tin này để đăng nhập chuyển tiền sang tài khoản khác bằng Internet Banking. Với thủ đoạn như trên, các đối tượng làm cho nạn nhân nghĩ rằng tiền vẫn còn trong tài khoản đứng tên mình nên không thể mất, từ đó dẫn đến chủ quan, mất cảnh giác.

Ngoài ra, đối với các nhân viên của các ngân hàng khi khách hàng đến giao dịch vào tài khoản của chính khách hàng nên nghĩ rằng không phát sinh vấn đề lừa đảo gì, từ đó không biết để cảnh báo cho khách hàng về nguy cơ bị lừa đảo. Hiện nay, các đối tượng lừa đảo thường mở tài khoản và rút tiền tại khu vực các tỉnh biên giới để có thể nhanh chóng tẩu thoát qua biên giới khi bị phát hiện.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读