【xem keo nhà cái】Nâng cấp chất lượng doanh nghiệp hơn là tăng số lượng
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng gần 22% | |
Đến 2025,ângcấpchấtlượngdoanhnghiệphơnlàtăngsốlượxem keo nhà cái số lượng doanh nghiệp đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm | |
Doanh nghiệp kiến nghị gì tại Diễn đàn cấp cao về năng lượng? |
Toàn cảnh Tọa đàm Làm tổ cho “đại bàng nội” tổ chức ngày 5/3 tại Hà Nội |
Cần nâng niu đàn rồng Việt
Trong thời gian qua, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã định hình những dấu ấn rõ nét, trở thành bộ phận quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.
Nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân trở thành mũi nhọn tại một số lĩnh vực đầu tư trong nước, đồng thời đã phát triển thành công những sản phẩm, công trình mang tầm vóc khu vực và thế giới, giúp thăng hạng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bước sang giai đoạn 2021-2025, câu chuyện kiến tạo môi trường, thể chế cho khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam càng ngày càng trở nên cấp bách.
Tại toạ đàm Dọn ổ đón “đại bàng nội” được tổ chức chiều ngày 5/3, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, tương lai của đất nước phụ thuộc vào các doanh nghiệp tư nhân, trong đó nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước là khơi dậy cho sự phát triển của khu vực này.
Gọi doanh nghiệp nội là "đàn rồng Việt", ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, không chỉ là 'dọn ổ' mà cần mở cửa, hội nhập cho doanh nghiệp Việt tham gia điệu tango giữa đàn rồng Việt và đại bàng ngoại, mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Dẫn thực tế các dự án nước ngoài tại nhiều địa phương được đánh giá cao, còn doanh nghiệp nội ví như "bụt chùa nhà không thiêng" dù mang lại giá trị, công ăn việc làm, lãnh đạo VCCI cho rằng, cần xây dựng, nâng niu đàn rồng Việt để các doanh nghiệp dân tộc, doanh nhân dân tộc trở thành yếu tố dẫn dắt nền kinh tế, đảm bảo sự tự chủ của kinh tế Việt Nam.
Thực tế, khu vực kinh tế tư nhân đã là động lực quan trọng của nền kinh tế, và phải ngày càng trở nên quan trọng hơn. Với lực lượng kinh tế tư nhân đông đảo, không phải chỉ có 8 trăm nghìn doanh nghiệp, mà là trên 6 triệu, bao gồm các hộ kinh doanh, tuy nhiên, Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp lớn và mạnh.
Do đó, theo ông Lộc, định hướng chính sách không phải tăng số lượng, mà nâng cấp chất lượng, quy mô doanh nghiệp, bằng cách xây dựng thể chế, môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, thuận lợi.
Tạo cơ chế để hút doanh nghiệp
Khẳng định doanhnghiệp tư nhân đã có sự phát triển kỳ diệu, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, khu vực kinh tế tư nhân đã trải qua quá trình khó khăn để thể hiện được vai trò của mình.
Ngoài GDP, theo vị chuyên gia, nhiều DN tư nhân đóng góp quan trọng cho cải cách thể chế. Ông ví dụ Luật Doanh nghiệp thay đổi đã cho phép mỗi công dân đều có quyền đăng ký kinh doanh, không cần thông qua các cơ quan cấp tỉnh, đây là bước tiến vượt bậc để phát huy quyền tự do kinh doanh của người dân.
Trong bối cảnh Việt Nam mới tham gia RCEP - Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện khu vực, khi hàng hoá của Trung QUốc vào Việt Nam với thuế xuất bằng 0, các doanh nghiệp tư nhân sẽ đối mặt với áp lực và thách thức lớn.
Vì vậy, khu vực kinh tế tư nhân phải có phương án để đối phó với RCEP, nhanh chóng số hoá, cải cách thể chế, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng phát triển.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần được tạo điều kiện thuận lợi về vốn, đất đai, Chính phủ nên phân cấp cho địa phương để hợp tác và thúc đẩy với doanh nghiệp.
Nhiều DN tư nhân đã khẳng định vị thế của mình trong sự phát triển đất nước. |
Chia sẻ dưới góc độ địa phương, ông Bùi Văn Khắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, sự phát triển của tỉnh thời gian qua có sự đóng góp quan trọng của doanh nghiệp tư nhân, các nhà đầu tư chiến lược, trong đó có nhiều Nhà đầu tư chiến lược như Tập đoàn FLC, Sungroup... đã đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua.
Đây chính là tiền đề, nền tảng quan trọng, tạo đà cho Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững hơn nữa; tiếp tục là một trong những cực tăng trưởng kinh tế, có sức hấp dẫn, lan tỏa trong Vùng kinh tế trọng điểm phía bắc nói riêng, khu vực miền Bắc nói chung. Toàn tỉnh hiện có 20 nghìn doanh nghiệp, nhiều dự án trọng điểm hàng nghìn tỷ đồng.
Năm 2015-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh là 10,7% với du lịch là mũi nhọn kinh tế. Đây cũng là địa phương huy động được tư nhân vào xây dựng cảng hàng không quốc tế.
Về định hướng, Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm phát triển năng động, toàn diện phía bắc, là trung tâm du lịch quốc tế, kinh tế biển, cửa ngõ kinh tế vùng Bắc Bộ. Năm 2025, Quảng Ninh phấn đấu đạt GDP bình quân 10 nghìn USD, tỷ lệ đô thị hoá trên 75%, dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm.
"Tỉnh sẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát huy tối đa năng lực nhằm hiện thực hoá mục tiêu của tỉnh trong tương lai", ông Bùi Văn Khắng nhấn mạnh.