VHO - Nhiều ca khúc ở các dòng nhạc thính phòng,ĐamàusắcâmnhạcnhiềucungbậcCảmxúcthákết quả vdqg thổ nhĩ kỳ dân gian, nhạc nhẹ… khắc họa những gì đẹp nhất về đất và người Hà Nội suốt 70 năm qua sẽ được các thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng của Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam thể hiện trong đêm nhạc Cảm xúc tháng 10.
Sự kiện được tổ chức với sự đồng hành của Trung tâm nghệ thuật “Vàng son một thuở” và Vietnamshow, diễn ra vào 20h ngày 4.10 tại Phòng hòa nhạc lớn, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Tái hiện lịch sử và vẻ đẹp Hà Nội qua âm nhạc
TS.NSND Quốc Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam cho biết, những người thực hiện Cảm xúc tháng 10 mong muốn gửi tới khán giả chương trình đầy đủ các yếu tố học thuật và đương đại, thính phòng dân gian đương đại nhưng ở tầm cao. Bên cạnh chất lượng nghệ thuật, thực hiện chủ trương của Ban Cán sự Đảng Bộ VHTTDL về việc thực hiện các chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra, chương trình sẽ dành một phần kinh phí từ việc bán vé để chung tay khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.
Theo NSND Quốc Hưng, chương trình nghệ thuật đặc biệt Cảm xúc tháng 10 được tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) và hướng đến kỷ niệm 70 năm thành lập Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (1956-2024). Sự kiện không chỉ gợi nhớ về những ngày tháng Mười lịch sử cách đây 70 năm, đoàn quân giải phóng tiến về Hà Nội trong niềm hân hoan và những nụ cười rạng rỡ…, mà còn cho thấy sự tiếp nối truyền thống ở hiện tại và tương lai, nhân dân Thủ đô vẫn giữ trọn vẹn hào khí ấy trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Cảm xúc tháng 10 được chia thành 4 chương, với các chủ đề và không gian âm nhạc khác nhau. Chương đầu tiên Thăng Long - Hà Nội là những tác phẩm thính phòng cổ điển, những bản hùng ca đi cùng năm tháng như Người Hà Nội (nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi), Bài ca Hà Nội (nhạc sĩ Vũ Thanh), Hà Nội niềm tin và hy vọng (nhạc sĩ Phan Nhân)… Chương 2 Hà Nội ngày tháng cũ, chương 3 Hà Nội những mùa nhớ và chương 4 Khúc hát người Hà Nội sẽ đưa khán giả đến với vẻ đẹp của đất Tràng An, quy tụ hầu hết các ca khúc nhạc nhẹ kinh điển, làm nổi bật lên một Hà Nội hào hùng, lãng mạn, quyến rũ, dù là trong ký ức hay hiện tại, như: Hà Nội đêm trở gió (nhạc sĩ Trọng Đài), Nhớ về Hà Nội (nhạc sĩ Hoàng Hiệp), Lãng đãng chiều đông Hà Nội (nhạc sĩ Phú Quang), Hà Nội 12 mùa hoa (nhạc sĩ Giáng Son), Hà Nội mùa lá rụng (nhạc sĩ Hoàng Nhật Minh), Xẩm Hà Nội (nhạc sĩ Nguyễn Quang Long)…
“70 năm trước, trong ngày tháng Mười lịch sử, Hà Nội được giải phóng. 2 năm sau, Học viện Âm nhạc quốc gia được thành lập với tên gọi ban đầu là Nhạc viện Hà Nội. Lịch sử Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam cũng đồng hành cùng những thời khắc thăng trầm của Thủ đô, vì vậy, Cảm xúc tháng 10 được tổ chức như một lời tri ân đến Hà Nội thân thương đã chứng kiến từng ngày phát triển của đơn vị. Bản thân Học viện cũng tự hào vì trong quá trình ấy đã đem tới cho Thủ đô nói riêng, đất nước nói chung rất nhiều nhân tài trong lĩnh vực nghệ thuật, đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước”, NSND Quốc Hưng chia sẻ.
Dung hòa giữa âm nhạc hàn lâm và thị hiếu khán giả
Tham gia biểu diễn trong chương trình là đông đảo các ngôi sao, nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam như: NSND Quang Thọ, NSND Quốc Hưng, NSƯT Lan Anh, NSƯT Tân Nhàn, NSƯT Phương Nga, NSƯT Phương Uyên; các ca sĩ: Anh Thơ, Quang Hà, Tuấn Anh, Phúc Tiệp, Hương Ly, Mạnh Hoạch, rapper Mezzo... Cùng với đó, một số sinh viên xuất sắc đoạt giải ở các kỳ thi âm nhạc quốc tế cũng sẽ tham gia biểu diễn cùng thầy cô của mình.
TS.NSƯT Tân Nhàn, Trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Tổng đạo diễn chương trình chia sẻ: Các tác phẩm được lựa chọn kỹ càng để đưa khán giả đến với những bậc cảm xúc khác nhau, qua nhiều thể loại âm nhạc như thính phòng, nhạc nhẹ, dân gian. Sẽ có những tác phẩm kinh điển về Hà Nội kết hợp với tác phẩm đi sâu vào nội tâm và cả những tác phẩm mang hơi thở mới, hiện đại được biểu diễn trong chương trình. Đặc biệt, có cả sự thử nghiệm và đổi mới sáng tạo, như giọng hát thính phòng Phúc Tiệp sẽ hát nhạc Đoàn Chuẩn - Từ Linh bài Gửi người em gái miền Nam; giọng hát thính phòng Hương Ly sẽ hát Xẩm Hà Nội; giọng teno Mạnh Hoạch chuyên hát những bài kinh điển thế giới sẽ thể hiện Hà Nội mùa lá rụng nhẹ nhàng, lãng mạn…
Lần đầu tiên thể hiện ca khúc Gửi người em gái miền Nam, ca sĩ Phúc Tiệp, giảng viên Khoa Thanh nhạc bày tỏ: “Khoa đang hướng đến đào tạo những giọng hát có kỹ năng điêu luyện về thanh nhạc cổ điển thính phòng nhưng vẫn thể hiện được những bài hát gần gũi với khán giả. Đó là cách tiếp cận để công chúng thấy rằng giảng viên của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam hoàn toàn có thể hát những tác phẩm đại chúng với sự điêu luyện trong xử lý âm thanh và tác phẩm”.
Trong khi đó, cùng biểu diễn tác phẩm Xẩm Hà Nội, papper Mezzo bày tỏ sự hãnh diện và tự hào khi có thể đóng góp thêm màu sắc cho chương trình, tạo sự đồng điệu với khán giả trẻ khi kết hợp giữa xẩm và rap. Sự đặc biệt nằm ở tính chất tương đồng giữa hai thể loại âm nhạc - một mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, một du nhập từ nước ngoài, mang hơi thở của thời đại - từ đó dễ dàng tiếp cận với giới trẻ.
Cảm xúc tháng 10 được dàn dựng hiện đại, tươi mới nhưng vẫn giữ được tính lịch sử, hàn lâm, đó cũng là nhu cầu phát triển tất yếu của đất nước, của ngành thanh nhạc trong giai đoạn phát triển mới. Điều đó cũng chứng minh thế hệ nghệ sĩ của Khoa Thanh nhạc những năm gần đây đã có những thể nghiệm, sáng tạo, không chỉ hát opera mà còn hát thành công nhiều thể loại âm nhạc để tiếp cận khán giả.