【udinese – inter】Biết ơn các "Blouse trắng" trong đại dịch Covid
作者:La liga 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 19:50:17 评论数:
ICAO và WCO kêu gọi ưu tiên thông quan đối với vắc xin COVID- 19 và vật tư y tế | |
Các trường đại học dự kiến phương án tuyển sinh phù hợp với diễn biến dịch | |
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục đoàn kết chống dịch Covid 19 |
Những chuyện bây giờ mới kể
Hơn một năm qua,ếtơncácquotBlousetrắngquottrongđạidịudinese – inter từ khi Việt Nam xuất hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên, đội quân tiên phong là những y, bác sỹ nơi tuyến đầu đã, đang và sẽ chịu nhiều cực nhọc, song họ luôn giữ vững một niềm tin cùng ý chí khắc phục mọi khó khăn.
Điều dưỡng Nguyễn Danh Quang đang kiểm mẫu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. |
Họ khoác trên mình bộ đồ bảo hộ, mồ hôi ướt sũng, tất bật chạy đua, gắng sức điều trị cho bệnh nhân với bát cơm ăn vội và thiếu ngủ triền miên; ngay kể cả những bác sỹ đã về hưu và sinh viên trường y, dù còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng tình nguyện xin ra tuyến đầu chống dịch đã khiến cho cả nước thêm hào khí chống dịch.
Lên đường tiến vào tâm dịch khi con gái chưa đầy 6 tháng tuổi, tới nay, điều dưỡng Nguyễn Việt Anh, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai đã đồng hành cùng Bệnh viện Dã chiến số 2 gần một tháng. Từ tháng 1, khi Covid-19 bùng phát tại Hải Dương, nam điều dưỡng không ngần ngại xung phong vào tâm dịch.
Vốn là điều dưỡng chuyên khoa Nhi, nên Việt Anh thường đùa rằng, mình chăm con giỏi hơn vợ, con gái nhỏ như là niềm vui sống của anh vậy mà khi Hải Dương cần vẫn sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ.
Nhớ vợ, nhớ con gái nhỏ, điều dưỡng Việt Anh luôn tâm niệm phải làm việc với nỗ lực gấp đôi để nhanh đẩy lùi dịch bệnh, trở về ôm con thơ vào lòng.
Kể lại những ngày đầu tại Bệnh viện Dã chiến số 2, theo lời nam điều dưỡng, việc lấy ven cho các bệnh nhi trở nên khó khăn hơn nhiều khi có lớp găng tay bảo hộ và tấm chắn che tầm nhìn.
Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh nhi mắc Covid-19 cũng có những đặc thù riêng, nhất là nguy cơ phơi nhiễm cao như lúc lấy máu. Bởi, đối với người lớn, nhân viên y tế có thể yêu cầu bệnh nhân quay mặt đi. Tuy nhiên, với bệnh nhi thì không.
Một đặc thù của điều trị bệnh nhi theo điều dưỡng Việt Anh là khi nhập viện phải có người lớn đi kèm. Chẳng hạn, hai mẹ con, hai bố con, bà cháu phải âm tính mới có thể ra viện. Vì vậy, phải nỗ lực hơn gấp đôi. "Vậy nên khi đi hỏi thăm bệnh nhi, cũng phải theo dõi luôn tình hình sức khỏe của người nhà”, điều dưỡng 9X tâm sự.
Cuộc chiến chống Covid-19 vẫn vô cùng chông gai. Điều dưỡng Việt Anh và đồng đội chia sẻ không biết ngày nào có thể trở lại gặp gia đình. Song, họ luôn cố hết sức để cứu chữa bệnh nhân. Đối với Việt Anh, nam điều dưỡng luôn có hậu phương vững chắc khi vợ anh thường xuyên nhắn nhủ: “Anh cứ yên tâm công tác, khi nào ổn định anh về với hai mẹ con”...
Năm Canh Tý là năm vô cùng đáng nhớ đối với bác sỹ Đỗ Thị Băng Ngân, Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phổi Quảng Ninh vì chị đã 3 lần hoãn cưới để lao vào điểm nóng chống dịch.
Ôn lại chuyện năm cũ, bác sỹ Ngân nhớ lại, những ngày đầu năm Canh Tý đã có kế hoạch tổ chức đám cưới cùng chồng đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh. Tuy nhiên dịch bệnh bất ngờ bùng phát, không một chút ngần ngại chị đã ngay lập tức tham gia vào công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Quảng Ninh.
Trước đó, đợt dịch đầu tiên, bác sỹ Ngân vào viện từ giữa tháng 2/2020. Lúc đấy chị cũng không xác định thời điểm nào sẽ trở về nhà, chỉ nghĩ là cùng các đồng nghiệp đồng hành chống dịch đến khi nào các bệnh nhân khỏi bệnh mới an tâm về gia đình.
Sau khi đợt dịch đầu tiên đã được kiểm soát, còn chưa kịp lo toan chuyện cưới xin, đợt dịch mới tại Hải Dương (8/2020) lại bùng phát, bác sỹ Ngân tiếp tục tham gia công tác chống dịch, tuy nhiên lần này chị không phải cách ly. Thế nhưng, chồng chưa cưới của chị quê ở Hải Dương nên vợ chồng chị không thể tổ chức đám cưới.
Tưởng chừng như đám cưới đã hai lần lỡ dở sẽ được tổ chức êm đẹp, thì một lần nữa dịch bệnh lại ập tới đầu năm nay, tâm dịch lần này ở Quảng Ninh và Hải Dương, Bệnh viện Phổi nơi bác sỹ Ngân công tác trở thành cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19.
Gác lại những nỗi niềm riêng, bác sỹ Ngân và chồng sắp cưới lại cùng nhau tham gia công tác chống dịch, người vòng trong người vòng ngoài.
“Đám cưới lại thêm một lần trì hoãn, vẫn chưa biết khi nào mới có thể tổ chức được. Nhưng vì tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp vì vậy câu chuyện cá nhân của bản thân có thể gác lại sau cũng được. Chỉ mong sao góp chút sức lực nhỏ bé cùng Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung sớm đẩy lùi được đại dịch”, bác sỹ Ngân tâm sự.
Với bác sỹ Ngân, đây là một cái Tết rất đặc biệt, chắc không thể nào có lần thứ hai trong sự nghiệp khoác áo blouse trắng.
Niềm tin chiến thắng
Hôm nay tròn một tháng cặp vợ chồng bác sỹ Lê Viết Hải cùng vợ là điều dưỡng Lê Thị Hương tham gia vào cuộc chiến chống Covid-19 ở Bệnh viện Dã chiến số 1 Hải Dương. Họ có một cái tết Nguyên đán và một ngày Thầy thuốc 27/2 ở gần nhau, nhưng không bên nhau.
Nữ bác sỹ 3 lần hoãn cưới đang miệt mài chăm sóc bệnh nhân. |
Anh Lê Viết Hải (sinh năm 1983) là bác sỹ của Khoa Liên chuyên khoa. Còn chị Lương Thị Hương là điều dưỡng của Khoa Truyền nhiễm. Cả hai đều làm việc tại Trung tâm Y tế Chí Linh ngay từ những ngày đầu bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Covid-19.
Chị Hương chính là một trong những nhân viên y tế trong kíp tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 đầu tiên vào Khoa Truyền nhiễm.
Còn với bác sỹ Hải, những ngày này là khoảng thời gian anh vô cùng trân quý và thấy nghề Y đầy thiêng liêng.
Niềm tin là từ khóa mà chị Hương, anh Hải nhắc tới nhiều nhất bởi đó là thứ khiến anh chị và bệnh nhân vượt qua mọi khó khăn trong những ngày chiến đấu với Covid-19.
Dù ai cũng có những nỗi niềm riêng nhưng anh Hải, chị Hương và các y bác sĩ tại Bệnh viện Dã chiến số 1 luôn được sưởi ấm bằng những lời động viên từ đồng đội. Đó là sự hiệp lực của niềm tin.
Điều khiến anh Hải xúc động còn là sự yêu thương của các bệnh nhân Covid-19 dành cho đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện. Nhiều bệnh nhân đã “chia phần” từ những món quà được người nhà tiếp tế để dành tặng cho các y bác sỹ.
Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, chúng tôi hỏi anh chị những suy ngẫm về nghề Y. Chị Hương đáp: kiếp trước chắc mình được nhiều người chăm sóc nên kiếp này làm nghề Y để trả ơn!
Còn anh Hải thì giản dị nói: chúng tôi là những mảnh kim loại nhỏ bé, khi dồn lại thì có thể đúc lên thành khối chuông lớn ngân vang thanh âm tươi đẹp cho cuộc đời!
Trong cuộc chiến với Covid-19 rất nhiều gia đình đã trở nên trống vắng vì các con đã lên đường đi làm nhiệm vụ.
Anh Nguyễn Danh Quang (sinh năm 1995) là điều dưỡng trẻ của Khoa Khám bệnh và cấp cứu, Bệnh viện Mắt và Da liễu Hải Dương. Anh Quang là một trong những thầy thuốc được Sở Y tế Hải Dương điều động để tiếp ứng cho Bệnh viện Dã chiến số 1 đóng tại Trung tâm Y tế TP Chí Linh.
Trong mắt của chàng tân binh ngành Y thì đây thực sự là một niềm vui đặc biệt. “Khoảnh khắc nhận thông báo sẽ xuất phát vào Chí Linh, tôi cảm giác rất vui mừng. Mừng vì đã có cơ hội được giúp các đồng nghiệp đang vất vả những ngày qua”, điều dưỡng Quang nói.
Những ngày này, bà con họ hàng, láng giềng ai cũng thêm phần quý và dành những lời trân trọng cho gia đình anh Quang vì nhà anh có hẳn 3 chiến sĩ áo trắng tham gia chống dịch.
Anh trai của Quang là bác sĩ Nguyễn Danh Sáng (sinh năm 1990), công tác tại Khoa Ngoại, Trung tâm y tế huyện Cẩm Giàng.
Chị dâu là điều dưỡng Bùi Thị Chung (sinh năm 1991), điều dưỡng Khoa Phụ khoa, Bệnh viện Phụ sản Hải Dương. Cả hai anh chị của anh đều đã tham gia công tác chống dịch từ trước Tết Nguyên đán đến nay chưa về.
Ở Trung tâm y tế Chí Linh, anh Quang nhận được nhiệm vụ đến tận từng nhà dân để lấy mẫu xét nghiệm và vận chuyển mẫu. Công việc bắt đầu từ sáng sớm có khi kéo dài đến 9-10h tối.
Anh kể, ngay từ khi được phân công công việc tôi đã hòa mình ngay vào guồng máy của các anh chị em ở Trung tâm y tế Chí Linh. Trong tim tôi khi nào cũng thấy thổn thức. Thổn thức khi đọc được những dòng tin tức về tâm dịch Hải Dương, về Chí Linh. “Tôi cảm thấy mình như một phần ở trong đó. Anh chị của tôi cũng tham gia chống dịch nên tôi càng cảm giác tự hào hơn”, nam điều dưỡng kể.
Những ngày tham chiến vừa qua, điều dưỡng Quang mỗi ngày chỉ ngủ được trung bình khoảng 4-5 tiếng. Không chỉ đi lấy mẫu xét nghiệm, mà anh Quang còn được nhận nhiệm vụ đi giao mẫu đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Nhiều hôm, 3h sáng, anh mới bắt đầu di chuyển từ Trung tâm y tế TP Chí Linh đi. Khoảnh khắc đi trên xe, trong bộ đồ bảo hộ ướt đẫm, phút giây nghĩ về nghề thật đặc biệt.
“Tết ngành Y” (27/2) không hoa cũng chẳng quà, nhưng như anh Quang tự hào cho biết, món quà lớn nhất của chúng tôi là bệnh nhân được khỏe mạnh. Mỗi lần nhìn thấy bệnh nhân Covid-19 xuất viện là mỗi lần anh Quang thấy nhẹ nhõm bởi họ cũng như người thân của anh vậy.