当前位置:首页 > Cúp C1

【kèo trận mu hôm nay】Chiến dịch tiêm vắc xin sởi tại TPHCM: Trẻ tiêm thừa mũi có nguy hiểm không?

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết trong chiến dịch tiêm chủng đang thực hiện,ếndịchtiêmvắcxinsởitạiTPHCMTrẻtiêmthừamũicónguyhiểmkhôkèo trận mu hôm nay trẻ từ 1-5 tuổi sẽ được tiêm 1 liều vắc xin sởi - rubella.

Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ đủ 9 tháng được tiêm 1 mũi vắc xin sởi, khi đủ 18 tháng được tiêm 1 mũi vắc xin sởi - rubella.

Trong trường hợp phụ huynh không nhớ rõ tiền sử tiêm chủng, không giữ sổ hoặc phiếu tiêm trước đó để chứng minh đã tiêm đủ mũi thì trẻ bắt buộc phải tiêm 1 mũi vắc xin trong chiến dịch này.

Do đó, một số phụ huynh lo ngại về sự ảnh hưởng sức khỏe nếu trẻ phải tiêm thêm 1 mũi vắc xin khi trước đó có thể đã tiêm đủ.

W-z5784311786813_118887ba65ac41811eec5c5873c99bbf.jpg
Trẻ được tiêm vắc xin sởi tại trạm y tế phường An Lạc, quận Bình Tân. Ảnh: Bạch Dương

TS Dương Thị Hồng - Phó viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương - khẳng định việc này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Điều quan trọng hơn là cần phải bảo vệ trẻ trước dịch bệnh sởi khi không chắc trẻ đã tiêm đủ hay chưa.

Giải thích kỹ hơn, đại diện HCDC cho biết, nếu trẻ mới tiêm vắc xin có thành phần sởi trong vòng 1 tháng trước chiến dịch thì không cần tiêm thêm mà chờ đến lịch tiêm tiếp theo.

Nếu trẻ đã tiêm mũi 1 trước đó, tiêm trong chiến dịch được xem là mũi thứ 2. Như vậy, trẻ đã hoàn thành 2 mũi vắc xin sởi nên không cần tiêm theo lịch tiếp theo.

Nếu trong chiến dịch là mũi tiêm đầu tiên của trẻ thì khi được 18 tháng cần tiêm mũi thứ 2 trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Nếu trẻ được tiêm vắc xin sống giảm độc lực khác trước chiến dịch (như quai bị, rubella, đậu mùa, thủy đậu, lao, rota virus, cúm…) thì cần cung cấp tên loại vắc xin để được tư vấn và hẹn lịch chính xác. Theo quy định, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều vắc xin sống giảm độc lực là 1 tháng. Nếu chưa đủ 28 ngày, trẻ sẽ được hoãn tiêm và hẹn lại vào ngày khác.

Theo HCDC, chỉ trong tuần 35 (tính từ ngày 26/8-1/9), TPHCM đã có 118 ca sốt phát ban nghi sởi, tăng 53,7% so với trung bình 4 tuần trước (77 ca). Trong các ca mắc sởi có đến 74% là trẻ dưới 5 tuổi, và 71% trong số này chưa được tiêm chủng vắc xin sởi dù đã đủ tuổi tiêm chủng.

Trong 4 ngày nghỉ lễ, hoạt động tiêm chủng vắc xin sởi vẫn được duy trì tại 22 quận, huyện, TP Thủ Đức và các bệnh viện. Toàn thành phố đã tiêm được cho 16.907 trường hợp, trong đó có 115 trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao và 27 nhân viên y tế.

Trong ngày 4/9, chiến dịch tiêm vắc xin sởi tiếp tục được diễn ra với 282 bàn tiêm tại 22 quận, huyện, TP Thủ Đức và 1 bệnh viện tuyến thành phố, số lượng dự kiến tiêm là 6.821 trẻ.

Loại thuốc được sử dụng trong chiến dịch này là vắc xin sởi - rubella (MR-VAC) do Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế thuộc Bộ Y tế sản xuất, được chỉ định tiêm chủng cho người từ đủ 12 tháng tuổi trở lên.

Giai đoạn 1, chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella được triển khai bắt đầu từ ngày 31/8 đến 30/9 cho trẻ từ 1-5 tuổi, nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc người mắc sởi và người chăm sóc trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao.

Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 1-31/10 cho trẻ 6-10 tuổi.

分享到: