【kết quả trận melbourne city】Bảo hiểm nông nghiệp: Cần thiết trong hoạt động sản xuất của nông dân

时间:2025-01-10 22:50:20 来源:Empire777

bao hiem nong nghiep can thiet trong hoat dong san xuat cua nong dan

Quang cảnh hội nghị.

Hơn 80% là hộ nghèo

Về kết quả triển khai thí điểm BHNN,ảohiểmnôngnghiệpCầnthiếttronghoạtđộngsảnxuấtcủanôngdâkết quả trận melbourne city tính từ khi triển khai thí điểm đến hết ngày 30-4-2013, 234.235 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng BHNN, trong đó có 80,8% là hộ nghèo. Tổng giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, thủy sản hơn 5,4 nghìn tỷ đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc là 303,3 tỷ đồng.

Cụ thể, về bảo hiểm cây lúa triển khai tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp, tổng diện tích trồng lúa đã tham gia bảo hiểm là 45.412 ha; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 189.797 hộ. Tổng giá trị được bảo hiểm gần 1,5 nghìn tỷ đồng; tổng số phí bảo hiểm là 65 tỷ đồng; đã giải quyết bồi thường 6,3 tỷ đồng, còn phải bồi thường 2,8 tỷ đồng.

Về vật nuôi, BHNN đã thí điểm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương, Hà Nội. Tổng số vật nuôi tham gia bảo hiểm là 623.131 con (trâu, bò, lợn, gia cầm); tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 29.163 hộ. Tổng giá trị được bảo hiểm 1,1 nghìn tỷ đồng; tổng số phí bảo hiểm là 38,7 tỷ đồng; đã giải quyết bồi thường hơn 2,3 tỷ đồng và còn phải bồi thường 258 triệu đồng.

Bảo hiểm cho thuỷ sản được thí điểm tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau với tổng diện tích tham gia bảo hiểm là 5.523 ha; tổng số hộ tham gia là 15.275 hộ. Tổng giá trị được bảo hiểm trên 2,8 nghìn tỷ đồng; tổng số phí bảo hiểm là hơn 199 tỷ đồng; đã giải quyết bồi thường 458 tỷ đồng và còn phải bồi thường 41,2 tỷ đồng.

Còn khó khăn

Đến hết tháng 12-2013, việc ký kết hợp đồng tham gia BHNN sẽ kết thúc để phục vụ cho công tác tổng kết, đánh giá quá trình thí điểm vào tháng 6-2014.

Chia sẻ những khó khăn trong quá trình triển khai BHNN, ông Trịnh Thanh Hoan- Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính nhận định, BHNN là loại hình bảo hiểm mới, rất phức tạp, lại lần đầu thí điểm, chưa có nhiều kinh nghiệm nên cơ quan quản lý phải thường xuyên rà soát cơ chế chính sách, đánh giá và sửa đổi bổ sung kịp thời để đáp ứng được thực tế.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát, hạn chế rủi ro và giám định tổn thất từ khâu kiểm tra, xác định, đánh giá đối tượng được bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm; việc giám sát đối tượng được bảo hiểm, giám sát việc tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn sản xuất, canh tác, nuôi trồng; việc giám định, xác định loại dịch bệnh, xác nhận dịch bệnh, xác định thiệt hại...

Hơn thế nữa, rủi ro thiên tai, dịch bệnh trong BHNN nhiều khi mang tính chất thảm hoạ do phạm vi, mức độ thiệt hại về mặt tài chính rất lớn vượt quá năng lực tài chính của DNBH, do vậy, các DNBH cần thiết phải có sự hỗ trợ, hậu thuẫn của các nhà tái bảo hiểm. Tuy nhiên, với tình hình tổn thất, mức độ yêu cầu bồi thường lớn như hiện nay, các DNBH gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai các hợp đồng tái bảo hiểm trong năm tới.

Hỗ trợ cả dân và DN

Thực tế triển khai thí điểm BHNN thời gian qua, Ban chỉ đạo triển khai thí điểm BHNN đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương, lãnh đạo các doanh nghiệp bảo hiểm cần sâu sát trong chỉ đạo các đơn vị thành viên tại địa bàn triển khai thí điểm BHNN tăng cường công tác quản lý, giám sát rủi ro hiệu quả từ khâu khai thác, thực hiện hợp đồng bảo hiểm, đề phòng hạn chế tổn thất cũng như xác định dịch bệnh, giám định tổn thất, đảm bảo giải quyết bồi thường bảo hiểm kịp thời, đúng chế độ quy định.

Cùng với đó, các cơ quan quản lý Nhà nước phải ban hành hệ thống cơ chế chính sách đối với thí điểm BHNN đầy đủ, phù hợp với thực tế, chặt chẽ, rõ ràng; xây dựng, hướng dẫn cụ thể, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình, tiêu chuẩn canh tác, sản xuất, phòng dịch, quy trình theo dõi, công bố, xác nhận dịch bệnh.

Việc cấp kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng chính sách phải kịp thời, đúng chế độ quy định, quản lý chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả nguồn kinh phí của ngân sách Nhà nước.

Đặc biệt, việc thực hiện thí điểm BHNN thành công cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài cơ chế hỗ trợ phí bảo hiểm cho người sản xuất nông nghiệp, cần thiết nghiên cứu, xem xét cơ chế hỗ trợ cho DNBH, doanh nghiệp tái bảo hiểm tham gia triển khai thí điểm BHNN trong trường hợp tổn thất xảy ra lớn ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác tái bảo hiểm.

bao hiem nong nghiep can thiet trong hoat dong san xuat cua nong dan

Kết quả thí điểm đã tăng thêm niềm tin của nông dân với BHNN. Ảnh: internet.

Đã đạt mục tiêu

Đưa ra đánh giá chung, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho rằng, những kết quả của quá trình triển khai thí điểm BHNN thời gian qua đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Những kết quả đó phần nào tăng thêm niềm tin cho người dân và các cấp vào cơ chế này đồng thời khẳng định rằng triển khai BHNN là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là cần thiết trong hoạt động sản xuất của người nông dân.

Qua thực tiễn 2 năm triển khai thí điểm, Thứ trưởng nhận định, có thể có khả năng triển khai chính thức bảo hiểm trong nông nghiệp để tạo ra kênh hỗ trợ về tài chính đối với người sản xuất nông nghiệp, đồng thời khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, từ đó góp phần phát triển kinh tế địa phương cũng như kinh tế- xã hội của cả nước.

Đề cập những công việc cần triển khai trong thời gian tới, Thứ trưởng Trần Xuân Hà lưu ý 3 nội dung.

Trước hết, với trách nhiệm là cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT theo dõi việc áp dụng các chính sách, chế độ vào thực tiễn; kịp thời phối hợp với địa phương đánh giá, sửa đổi nếu xuất hiện khó khăn vướng mắc. Cho tới nay, thống nhất không mở rộng phạm vi và đối tượng tham gia nữa mà tập trung hoàn thiện các sản phẩm hiện tại để có thể triển khai nhân rộng trong thời gian tới.

Thứ hai, tập trung hơn nữa công tác chỉ đạo, điều hành với phương châm tích cực, chủ động, quyết liệt nhưng chắc chắn, đảm bảo an toàn. Trong đó, vai trò trực tiếp là Ban chỉ đạo tại các địa phương với các nhiệm vụ chỉ đạo DNBH tiếp tục ký hợp đồng mới; theo dõi diễn biến thiên tai, bệnh dịch để công bố, xác nhận kịp thời; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy trình nuôi trồng và canh tác; công bố đơn giá thức ăn chăn nuôi và con giống đối với bảo hiểm thủy sản; tích cực tuyên truyền về nghĩa vụ, trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thanh tra để phòng ngừa, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm...

Thứ ba, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai thí điểm BHNN sẽ được tổng kết, đánh giá vào tháng 6-2014, do đó, các địa phương sẽ phải tiến hành hoàn thành tổng kết trong tháng 4 và tháng 5-2014.

Hồng Vân

推荐内容