Điều kiện để xác định miễn thuế đối với hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu Hồ sơ đề nghị xử lý thuế đối với hàng bị thiệt hại do hỏa hoạn gồm những gì?ếtquảgiámđịnhlàcăncứxácđịnhhàngnhậpkhẩubịthiệthạidohỏahoạvillarreal vs valencia Sẽ thực hiện giảm thuế NK tương ứng khi có kết quả xác định hàng bị hỏa hoạn đúng khai báo |
Tại điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế XK, thuế NK quy định hàng hóa XK từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa NK từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác thuộc đối tượng không chịu thuế NK.
Cũng tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK quy định khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa XNK và phương tiện, hành khách XNC; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ XNK.
Hoạt động phân tích, giám định mẫu hàng hóa tại Cục Kiểm định hải quan. Ảnh: H.Nụ |
Ngoài ra, khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định hàng hóa là nguyên liệu, vật tư NK để gia công, sản xuất XK, hàng hóa mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Đối chiếu với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, theo Tổng cục Hải quan, đối với số lượng hàng hóa bị tổn thất do hỏa hoạn là nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị của DN chế xuất (đáp ứng điều kiện khu phi thuế quan) là hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế NK, không chịu thuế GTGT, do đó, không thuộc các trường hợp giảm thuế theo quy định tại Điều 32 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Để xử lý số hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư thuộc đối tượng không chịu thuế bị thiệt hại do hỏa hoạn, Tổng cục Hải quan cho biết, chi cục hải quan nơi quản lý DN chế xuất căn cứ kết quả giám định của cơ quan giám định về số lượng hàng hóa thực tế bị tổn thất thực tế và các chứng từ, tài liệu liên quan để làm cơ sở xác định.
Nếu nội dung khai báo của DN phù hợp với kết quả giám định của cơ quan giám định thì chấp nhận nội dung khai báo của DN và theo dõi, quản lý hàng hóa là vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị còn lại của DN chế xuất theo quy định.
Trường hợp phát hiện DN khai báo không phù hợp với kết quả giám định của cơ quan giám định về số lượng, chủng loại hàng hóa bị thiệt hại, DN có dấu hiệu lợi dụng vụ hỏa hoạn để tiêu thụ hàng hóa vào nội địa hoặc các hành vi vi phạm khác thì xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế và quản lý thuế.