当前位置:首页 > Cúp C2

【keo bong da ngay mai】Tình hình Biển Đông ngày 18/8: Mỹ tăng quân tại Úc nhằm đối phó TQ trên biển Đông

TQ ngăn “đóng băng” biển Đông khiến tình hình tiếp tục căng thẳng

Khi “cái đầu nóng” của Trung Quốc bất chấp các giải pháp hòa bình thì việc “đóng băng” biển Đông là điều không tưởng. Sự đối kháng trên biển Đông ngày càng hiện rõ hơn giữa Trung Quốc và một nhóm các quốc gia khác bao gồm cả Mỹ,ìnhhìnhBiểnĐôngngàyMỹtăngquântạiÚcnhằmđốiphóTQtrênbiểnĐôkeo bong da ngay mai Philippines và Nhật. Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 27 tại Myanmar gần đây đã cho thấy rõ những bất đồng đó.

tình hình biển đông

Tình hình trên biển Đông tiếp tục căng thẳng. Ảnh minh họa

Những căng thẳng gần đây trong khu vực được gây ra bởi các hành động tự mãn của TQ. Không chỉ ngăn cản các tàu tiếp tế của Philippines vào bãi cạn Scarborough, Bắc Kinh còn tiến hành cải tạo các bãi đá ngầm để xây dựng cơ sở vật chất.Đỉnh điểm của các hành động mang tính khiêu khích đó là việc TQ ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Sau khi Hải Dương 981 bất chấp dư luận và sự chỉ trích của thế giới không lâu, TQ đã cho rút giàn khoan. Nhiều chuyên gia phương Tây đánh giá đây là động thái “lùi một bước” của TQ vì phản ứng rất mạnh từ phía Việt Nam, trong đó có cả yếu tố thời tiết (bão trên biển Đông) cũng không ủng hộ chính quyền Bắc Kinh.

Mỹ ngay lập tức “vỗ tay” vì hành động “biết phải quấy” của TQ - rút giàn khoan nhằm giảm nhiệt ở biển Đông. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một dấu hiệu rõ ràng và chắc chắn nào cho thấy TQ sẽ không “tái diễn” những hành động gây hấn và ngang ngược. Lý do này dẫn đến sự va chạm giữa những nhân vật cộm cán của Mỹ và chính quyền Bắc Kinh liên tục xảy ra trong thời gian gần đây.

Thế nên việc Washington tham dự diễn đàn ARF 27 với tư cách là một nước có lợi ích liên quan trong khu vực, đặc biệt trên biển Đông, là cơ hội để Mỹ đưa ra một giải pháp, ít nhất trong ngắn hạn nhằm hạn chế tối đa sự manh động của “con hổ” TQ. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đề xuất với các nước có tranh chấp liên quan cùng nhau thực hiện kế hoạch “đóng băng” (freeze plan) các hành động khiêu khích.

Kế hoạch của ông Kerry sau đó đã được ông Michael Fuchs - phó trợ lý ngoại trưởng tại Vụ Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương trình bày một cách cụ thể trong một cuộc đối thoại gần đây về biển Đông và chính sách của Mỹ.

Theo đó, kế hoạch “đóng băng” gồm ba bước. Thứ nhất, không thiết lập thêm các tiền đồn mới, điều đã được nêu rõ trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Thứ hai, đưa ra định nghĩa thế nào là hành động mang tính khiêu khích tại các tiền đồn hiện có. Các hoạt động bảo dưỡng định kỳ có thể được chấp nhận nhưng cải tạo đất và thay đổi các cấu trúc cơ bản bị cấm. Cuối cùng, các bên không được đơn phương chống lại các hoạt động thực thi kinh tế trong khu vực tranh chấp.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất khiến đề xuất của Mỹ dường như đã “thất bại” chính là việc Mỹ đưa ra kế hoạch “đóng băng” dựa trên một giả định sai lầm rằng: “Các nước trên biển Đông đều quan tâm đến sự hòa dịu”. Bằng chứng là thời gian qua, khái niệm “hòa dịu” chưa khi nào được thể hiện trong các động thái của TQ tại khu vực tranh chấp.

Ngoại trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị đã đưa ra các phát biểu “TQ sẵn sàng lắng nghe những đề xuất được dự định trên biển Đông từ tất cả các bên. Tuy nhiên, những đề nghị đó cần phải khách quan, công bằng và mang tính xây dựng, chứ không phải tạo thêm những vấn đề mới hoặc được thúc đẩy bởi động cơ mập mờ”.

Hành động cố chấp, hung hăng của TQ làm biển Đông căng thẳng

Theo RFI, khẩu chiến Mỹ - Trung về Biển Đông vẫn tiếp diễn gay gắt sau Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Myanmar. Tại Washington, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf đã cực lực phản bác các lời tố cáo của Trung Quốc. Phát biểu với báo giới, bà Harf khẳng định: “Hoa Kỳ không phải là bên gây nên tình trạng bất ổn tại Biển Đông. Chính các hành động hung hăng mà Trung Quốc tiến hành đã tạo ra tình hình như vậy”.

Trước đó, ngày 12-8, tại cuộc Đối thoại thường niên Mỹ-Úc về an ninh và ngoại giao, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nhắc lại quan điểm của Hoa Kỳ là không tìm cách gây sự hay đối đầu với Trung Quốc và kêu gọi Trung Quốc hành xử như một đối tác có thiện chí. 

Mỹ tăng quân ở Australia, bóp nghẹt Trung Quốc trên biển Đông?

Mỹ quyết định điều động 2500 quân đến căn cứ Darwin của Australia và khi cần sẽ tập trung tàu chiến, máy bay để đối phó với TQ trên biển Đông.Trong cuộc hội đàm an ninh 2+2 giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel với 2 người đồng cấp Australia - Ngoại trưởng Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston, vào ngày 12-8 tại Sydney, Washington có kế hoạch sẽ triển khai 2.500 lính hải quân đánh bộ tới Australia vào năm 2016-2017.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, 2500 binh sỹ cũng mới chỉ đủ biên chế cho vài trung đoàn, quy mô không lớn, tuy nhiên mưu đồ thực sự của Mỹ lại nằm ở việc sử dụng căn cứ Darwin, một khi biển Đông xảy ra chiến sự, nhất định lực lượng tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ ồ ạt tập kết tại các căn cứ quân sự lớn của Australia. 

Lúc đó, Mỹ sẽ nhanh chóng phong tỏa khu vực biển phụ cận Indonesia và Philippines, đặc biệt là eo biển huyết mạch Malacca, gây áp lực rất lớn cho Bắc Kinh, bởi có tới 90% lượng dầu mỏ nhập khẩu và lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc đi qua eo biển này vào biển Đông về Đại Lục.

Vân Anh(Tổng hợp)

Tình hình Biển Đông ngày 17/8: Philippines đề xuất tour du lịch Biển Đông

分享到: