【soi keo sociedad】Chú trọng những giải pháp trọng tâm, trọng điểm
VHO - Từ đầu năm 2024 đến nay,útrọngnhữnggiảipháptrọngtâmtrọngđiểsoi keo sociedad việc triển khai Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch” đã được Bộ VHTTDL triển khai đồng bộ, với chuỗi giải pháp được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.
Từ đó đã có tác động tăng cường phòng ngừa, kéo giảm các loại tội phạm, phòng chống và giảm các vi phạm pháp luật trong bức tranh chung của đời sống văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch; đảm bảo môi trường hoạt động kinh doanh văn hóa, thể thao và du lịch an toàn, văn minh, lành mạnh.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra
Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật năm 2024, Bộ VHTTDL đã liên tục ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thực hiện trên các lĩnh vực. Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch” năm 2024 được triển khai đồng bộ; nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức ngành VHTTDL tham gia phòng ngừa, phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet, nâng cao năng lực kỹ thuật, nghiệp vụ để phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng.
Việc triển khai thực hiện Đề án đã có tác động tăng cường phòng ngừa, kéo giảm các loại tội phạm, giảm các vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch, đảm bảo môi trường hoạt động kinh doanh văn hóa, thể thao và du lịch an ninh, an toàn. Đặc biệt, Bộ VHTTDL tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch, trong đó tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như: Công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại các tỉnh, thành phố; phòng, chống vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan; hoạt động quảng cáo; hoạt động kinh doanh du lịch, hoạt động kinh doanh dịch vụ thể dục, thể thao; phòng, chống tội phạm trong quản lý di tích, di sản; tăng cường phổ biến, tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm chống lại những hành vi sai trái, xuyên tạc trên mạng internet, mạng xã hội… về các lĩnh vực quản lý của ngành.
Song song với việc đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra là việc xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định pháp luật về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Bộ VHTTDL cũng chỉ đạo Thanh tra Bộ triển khai Kế hoạch thanh tra năm 2024 và thành lập 35 đoàn thanh tra, trong đó 6 đoàn thanh tra hành chính, 29 đoàn thanh tra chuyên ngành. Từ đầu năm đến nay, Bộ VHTTDL đã ban hành nhiều Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, thể thao, quyền tác giả, quyền liên quan…, với tổng số tiền xử phạt hàng trăm triệu đồng. Cùng với đó là yêu cầu biện pháp khắc phục hậu quả như buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm (chương trình máy tính) dưới hình thức điện tử; tiêu hủy bản ghi âm Fever (Cơn sốt), tháo gỡ bản ghi âm Fever (Cơn sốt) trên môi trường mạng và kỹ thuật số, buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp…
Bộ VHTTDL đồng thời đã chỉ đạo đơn vị chức năng tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác thanh tra, xử lý vi phạm hành chính cho thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh khu vực phía Nam; phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch với các nội dung, chuyên đề liên quan đến phòng, chống vi phạm pháp luật…
Đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền
Một trong những giải pháp nhằm tăng cường, đổi mới hình thức tuyên truyền là việc tổ chức Hội nghị truyền thông, nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch. Ngành đã tổ chức tập huấn công tác xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư tại các tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Vĩnh Phúc... Cùng với đó, Chương trình phối hợp giữa Bộ VHTTDL và Bộ Công an về tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thư viện trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng giai đoạn 2020-2025 được triển khai hiệu quả.
Về công tác truyền thông, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo sản xuất phim tài liệu phóng sự “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch”, cùng các chuyên đề tuyên truyền về triển khai thực hiện Đề án được đăng tải trên các ấn phẩm báo chí, tạo hiệu ứng truyền thông rộng rãi.
Đồng thời, hướng dẫn các Sở VHTTDL; Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; triển khai có hiệu quả Nghị định số 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về an ninh, trật tự; phòng, chống tội phạm; phòng, chống cháy nổ và tiếng ồn tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường…
Đẩy lùi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ bản quyền, ngành văn hóa đẩy mạnh triển khai thực hiện các quy định pháp luật, đề án về tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Công tác thụ lý hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Về công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản pháp luật về phòng, chống vi phạm trong các lĩnh vực quản lý, Bộ VHTTDL đã thường xuyên rà soát để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, kịp thời phát hiện những văn bản còn chồng chéo, không còn phù hợp với hệ thống pháp luật và thực tiễn để kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung...
Nhiều hoạt động khác cũng được các đơn vị chức năng thuộc Bộ VHTTDL tích cực triển khai tăng cường nhằm phòng, chống và đẩy lùi vi phạm trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Điểm nhấn là các hoạt động tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm. Hướng dẫn địa phương tiếp tục triển khai Nghị định số 86/2023/NĐ- CP của Chính phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”…
相关推荐
- Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- Chủ tịch Hà Nội yêu cầu kiểm tra giải poker tiềm ẩn nguy cơ đánh bạc trá hình
- Dự báo thời tiết ngày mai 19/9: Có mưa rào và dông vài nơi
- Lý Khắc Cường: Đường tới ngôi cao
- FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- Giết người ở Trung Quốc, mẹ đẻ nhẫn tâm ném con xuống sông
- Phát hiện thi thể nam giới đã khô ở chân cầu Long Biên
- Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 20/9