Rào cản từ chính sách
Trong những năm qua,ỡkhóchodoanhnghiệpcôngnghệthôngtinthànhphốHồChíplatense vs TP. Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong việc chuyển dịch kinh tế với những sản phẩm hàm lượng công nghệ cao. Trong đó, ngành CNTT- ĐT-VT là một trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu và trong nhóm 9 ngành dịch vụ chủ yếu của thành phố, có tốc độ tăng trưởng cao trong 5 năm gần đây, đạt 16,5%/năm.
Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp trực tiếp của ngành này vào kết quả chung của kinh tế TP. Hồ Chí Minh còn chưa cao (năm 2015 chiếm 4,1%), do còn tồn tại nhiều rào cản, làm hạn chế năng lực cạnh tranh, DN phát triển chậm. Cụ thể như cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa tạo điều kiện cho DN được hưởng các ưu đãi đặc thù của ngành…
Liên quan đến vướng mắc của DN vừa và nhỏ ngành CNTT, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giám đốc điều hành Công ty Smartworld cho hay, các DN nhỏ tham gia lĩnh vực CNTT một thời gian có nguy cơ phá sản rất cao do hoàn vốn chậm. Nguyên nhân bởi các quy trình thủ tục của các dự án nhà nước quá nhiều, trung bình 2 năm mới kết thúc 1 dự án, cá biệt có dự án 3 năm mới kết thúc, khiến các DN nhỏ không đủ vốn đáp ứng.
Theo ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc Công ty Phát triển công viên phần mềm Quang Trung, việc quy định các DN khi xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm dịch vụ CNTT- ĐT-VT phải đăng ký trực tuyến với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), hồ sơ này sau đó mới được chuyển sang hải quan để kiểm định trước khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu khiến DN mất thêm nhiều thời gian và phát sinh chi phí. Chính điều này làm DN Việt đánh mất nhiều cơ hội. Hơn nữa, việc bắt buộc các DN phải khai báo quá nhiều thông tin bảo mật về sản phẩm là vấn đề nhạy cảm trong lĩnh vực CNTT.
Về chính sách thuế, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội tin học TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, mặc dù có rất nhiều ưu đãi cho DN trong lĩnh vực CNTT nhưng nhiều DN do không nắm rõ, nên không bóc tách ra để được hưởng các ưu đãi về thuế. Ông Tuấn đề nghị, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn tốt hơn cho các DN hiểu, để được hưởng ưu đãi về thuế, qua đó giảm chi phí giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ông Lê Duy Minh, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đối thoại với các DN CNTT-ĐT-VT. Ảnh Vũ Lê |
Đã có nhiều chính sách ưu đãi thuế cho ngành CNTT
Trước những vướng mắc về chính sách thuế, ông Lê Duy Minh, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, các sản phẩm CNTT, phầm mềm được hưởng ưu đãi thuế Giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết 41/NQ-CP năm 2016 của Chính phủ như giảm 50% số thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT.
Ông Minh cho biết thêm, từ năm 1999 đến nay, phần mềm máy tính và dịch vụ phần mền máy tính được xếp vào nhóm đối tượng không phải chịu thuế GTGT. Khi xuất khẩu, phần mềm máy tính và dịch vụ phần mềm máy tính được áp dụng thuế GTGT bằng 0% và được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào. Ngoài ra, các DN sản xuất phần mềm, sản phẩm CNTT… còn được ưu đãi miễn thuế thuê đất lên tới 11 năm.
Để hỗ trợ DN ngành CNTT- ĐT-VT trở thành công nghiệp mũi nhọn của thành phố, ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh khẳng định, sẽ chỉ đạo Cục Thuế sớm đề xuất thêm các chính sách ưu đãi về thuế cho các DN trong ngành có doanh thu cao, phát huy vai trò Trung tâm tư vấn về thuế; chỉ đạo Sở TTTT kiến nghị Bộ TTTT và các bộ, ngành bổ sung, sửa đổi các thủ tục hành chính theo hướng chặt chẽ nhưng cũng cần nhanh chóng, đơn giản để tạo thuận lợi tối đa cho DN, giúp DN ngày càng phát triển mạnh.
Ông Trần Vĩnh Tuyến cho hay, TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tháo gỡ, hỗ trợ, ưu đãi về chính sách cho DN lĩnh vực CNTT; hỗ trợ lãi suất vay kích cầu cho DN từ 70 - 100%; đồng thời sẽ ghi nhận các ý kiến đóng góp của DN nhằm giúp TP triển khai dễ dàng “Đề án Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn đến năm 2030”./.
Vũ Lê