【tỉ số leed】Lợi ích đem lại khi doanh nghiệp hợp tác đào tạo nghề

Doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần mang lại nhiều kết quả tích cực,ợichđemlạikhidoanhnghiệphợptcđotạonghềtỉ số leed giúp người học có việc làm, ổn định cuộc sống.

Đào tạo nghề tại doanh nghiệp giúp người lao động làm quen môi trường làm việc, tiếp cận công nghệ hiện đại của các công ty.

Học xong có việc làm ngay

Sau 1 tháng tham gia lớp học nghề may công nghiệp đặt tại Công ty TNHH Unipax (thành phố Vị Thanh), chị Nguyễn Thị Ngọc Dung, ở xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, đã được doanh nghiệp nhận vào làm ngay khi khóa học kết thúc. Chị Dung chia sẻ: “Trong thời gian học, giảng viên đã dạy cho chúng tôi kiến thức, kỹ năng của nghề may công nghiệp, ngoài ra còn được thực hành trên trang thiết bị của công ty, khi vào làm việc chúng tôi không thấy bỡ ngỡ”.

Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp giảm nghèo bền vững. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số về việc học nghề, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Bên cạnh đó, tích cực phối hợp với các công ty, doanh nghiệp để mở nhiều lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Còn chị Võ Thị Ca, ở xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, công nhân Công ty TNHH Jia Zhi (thành phố Vị Thanh) cũng hết sức phấn khởi khi có việc làm ổn định nhờ được học nghề. Theo chị Ca, trong thời gian học nghề tại công ty, những học viên như chị vẫn phải tuân thủ đúng giờ giấc, quy định của công ty. Nhờ vậy, sau khi được ký hợp đồng, mọi người ai nấy đều quen với tác phong công nghiệp cũng như thuần thục các thao tác của dây chuyền sản xuất. “Chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn của Nhà nước hay lắm, đặc biệt là dạy nghề tại doanh nghiệp, học nghề xong có việc làm liền. Lao động chúng tôi cám ơn ngành chức năng và doanh nghiệp nhiều lắm”, chị Ca bộc bạch.

Trước đây, đa phần các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đặt tại các xã, phường, thị trấn hoặc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, người lao động được giới thiệu đến doanh nghiệp làm việc hoặc được doanh nghiệp, hợp tác xã bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện hình thức đào tạo này có nhiều hạn chế, khi chương trình đào tạo chưa sát với thực tế sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, trang thiết bị giảng dạy của cơ sở được đầu tư khá lâu nên khá lạc hậu.

Từ năm 2019 tỉnh thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề tại doanh nghiệp. Đây là hướng đi mới cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Các bên cùng có lợi

Việc phối hợp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả tích cực cả về mặt kinh tế và xã hội như góp phần làm thay đổi nhận thức của người lao động về chuyện học nghề, tăng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, nâng cao chất lượng và khai thác hiệu quả nguồn nhân lực tại chỗ, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Theo ông Hồ Thanh Trí, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành A, thời gian qua trung tâm đã phối hợp với Công ty TNHH Lạc Tỷ II (huyện Châu Thành A), Công ty TNHH Jia Zhi (thành phố Vị Thanh) để đào tạo nghề cho người lao động tại doanh nghiệp. Hình thức này có nhiều cái lợi, trước hết giúp người lao động làm quen môi trường làm việc, tiếp cận công nghệ hiện đại của công ty. Về phía người sử dụng lao động là các công ty, doanh nghiệp, có thể tuyển dụng lao động có tay nghề.

Ông Bùi Đông Thiên, Giám đốc Công ty TNHH Jia Zhi, cho rằng: “Công ty đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành A để đào tạo nghề may công nghiệp. Khi học nghề tại công ty người lao động được thực hành trên máy móc, trang thiết bị hiện đại, được rèn tác phong công nghiệp. Do đó, khi hoàn thành khóa học, mọi người đã quen việc, dây chuyền sản xuất cũng như giờ giấc, nội quy của công ty. Công ty cũng tuyển dụng được lao động có tay nghề, đáp ứng dây chuyền sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh”.

Hiệu quả của đào tạo nghề tại doanh nghiệp đã rõ, trong khi bản thân người lao động được tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị của doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng nghề, làm việc tốt hơn; các cơ sở đào tạo xây dựng được giáo trình, tài liệu giảng dạy gắn với thực tiễn, yêu cầu của công ty, doanh nghiệp; còn các doanh nghiệp có được nguồn lao động có tay nghề, đáp ứng yêu cầu sản xuất. Theo ông Hồng Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Đào tạo nghề tại doanh nghiệp là cách làm hiệu quả, không chỉ giúp người lao động làm quen với dây chuyền sản xuất, mà còn giúp doanh nghiệp tìm được lao động có tay nghề, đáp ứng yêu cầu công việc. Với cách làm này, doanh nghiệp và Nhà nước cùng hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, góp phần giảm ngân sách một cách đáng kể.

Năm 2023, tỉnh đặt ra mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 67,5%. Điều này đòi hỏi công tác phối hợp giữa ngành chức năng, cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng chặt chẽ. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề…

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2022 tỉnh đã mở 27 lớp đào tạo nghề đặt tại doanh nghiệp, với 675 học viên theo học, tất cả đều là lớp may công nghiệp. Cụ thể, đã mở 7 lớp tại Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Hậu Giang (thành phố Vị Thanh), 6 lớp tại Công ty TNHH Jia Zhi (thành phố Vị Thanh), 8 lớp tại Công ty TNHH Unipax Vị Thanh (thành phố Vị Thanh) và 6 lớp tại Công ty TNHH Lạc Tỷ II (huyện Châu Thành A).

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

La liga
上一篇:Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
下一篇:Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong