【kết quả trận đấu sáng nay】Bội chi, nợ công vẫn đạt kế hoạch 5 năm trong cả 2 kịch bản GDP

World Cup 2025-01-25 10:55:07 83942

BT

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội trường Quốc hội.

Chiều 15/6,ộichinợcôngvẫnđạtkếhoạchnămtrongcảkịchbảkết quả trận đấu sáng nay tại hội trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có phát biểu giải trình về nhiều vấn đề các đại biểu nêu liên quan đến quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018; kỷ luật, cương tài chính; điều hành NSNN năm 2020 và điều hành xuất khẩu gạo.

Nợ đọng thuế giảm cả về số tuyệt đối và tương đối

Về quyết toán NSNN năm 2018, Bộ trưởng cho biết tình hình thu, chi NSNN đạt những kết quả tích cực, từng bước cơ cấu lại theo hướng bền vững, phù hợp với các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị và Quốc hội, thu NSNN vượt dự toán, chi NSNN được quản lý chặt chẽ, bội chi và nợ công giảm mạnh, từ đó giúp củng cố an ninh tài chính quốc gia, tạo thêm dư địa giúp chúng ta có khả năng chống đỡ tốt hơn trước các tác động từ bên ngoài như đại dịch Covid-19 vừa qua.

Trả lời đại biểu Mai Sỹ Diến về ý kiến liên quan đến tính bền vững và xây dựng chỉ tiêu dự toán thu NSNN của các địa phương, Bộ trưởng thừa nhận thời gian qua dù thu NSNN hằng năm đều vượt dự toán, song một số khoản thu từ sản xuất, kinh doanh khó khăn và năm 2018 không đạt dự toán, trong khi khoản thu từ đất vượt lớn. Thực tế này là do cả nguyên nhân chủ quan là dự toán thu cao hơn khả năng thực tế và do khách quan là hoạt động sản xuất, kinh doanh của một bộ phận DN còn khó khăn.

Về thu tiền sử dụng đất, quan điểm của Bộ Tài chính là dự toán giao sát với số đăng ký của các địa phương; đồng thời, khuyến khích các địa phương đẩy mạnh việc cho thuê đất thu tiền hằng năm, thay vì thu một lần. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nêu rõ đây là khoản thu phụ thuộc vào thị trường và điều hành của địa phương... Ví dụ như Thanh Hoá, dự toán thu tiền sử dụng đất năm 2018 là 2.500 tỷ đồng, trong khi thực tế địa phương thu 5.944 tỷ đồng, bằng 237,8% dự toán.

Về việc xây dựng dự toán thu ngân sách của một số địa phương thấp hơn thực hiện năm 2017, Bộ trưởng cho biết, về tổng thể dự toán thu NSNN năm 2018 nếu không kể các khoản thu từ dầu thô, tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, cổ tức, lợi nhuận còn lại, thì thu từ sản xuất kinh doanh tăng 12,5% so thực hiện năm 2017, cao hơn GDP và lạm phát cộng là 11%.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chia sẻ, để giao sát dự toán thu cho từng địa phương thực sự rất khó khăn. Nhiều địa phương có những nguồn thu đặc thù, phụ thuộc vào một số DN lớn trên địa bàn như thủy điện, rượu, bia, thuốc lá, ô tô, lọc dầu,...

Hơn nữa, dự toán năm sau được xây dựng trên cơ sở ước thực hiện năm hiện hành, nhưng số ước này thường được đưa ra từ tháng 7 năm trước. Vì vậy, có thể số ước này cũng không sát với thực tế thực hiện cuối năm. Thời gian qua, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin về cơ sở thuế để khi tính toán dự toán thu với các địa phương được sát hơn.

Liên quan đến tình hình nợ đọng thuế, lãnh đạo ngành Tài chính cho biết, nợ đọng thuế năm 2018 đã giảm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ so với tổng thu NSNN. Trong đó riêng số nợ thuế có khả năng thu giảm từ 45 nghìn tỷ đồng năm 2017 xuống 38,75 nghìn tỷ đồng năm 2018, tương ứng giảm 14%.

Số nợ thuế không có khả năng thu hồi đến cuối năm 2018 tăng 5 nghìn tỷ đồng so cuối năm 2017, chiếm 49,2% tổng nợ. Đây là các khoản nợ thuế của các đối tượng đã chết, mất tích, DN giải thể, phá sản không còn tài sản để thu hồi..., nhưng chưa được xóa nợ, vẫn phải theo dõi và tính phạt chậm nộp (0,03%/ngày), nên số nợ này ngày càng tăng.

Trước thực trạng này, Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NS.

Hiện Bộ Tài chính đang khẩn trương tổ chức triển khai nghị quyết này. Theo đó, dự kiến cuối năm 2020 số nợ thuế sẽ giảm mạnh, phản ánh đúng bản chất của số nợ thuế, minh bạch trong quản lý thu thuế.

Diến
Đại biểu Mai Sỹ Diến đóng góp một số ý kiến về công tác điều hành NSNN.

Năm 2018, ngân sách địa phương không có bội chi

Bên cạnh vấn đề thu, Bộ trưởng cũng báo cáo tình hình chi NSNN đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, được tập trung cơ cấu lại, gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới đơn vị sự nghiệp công, phù hợp với các nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25 của Quốc hội.

Đối với vấn đề đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) nêu về tỷ lệ chi cho giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ, Bộ trưởng nêu rõ, số liệu chi nêu trong báo cáo quyết toán của Chính phủ chỉ bao gồm số chi thường xuyên, chưa bao gồm chi đầu tư cho các lĩnh vực này.

Tỷ lệ chi dành cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ trong tổng chi NSNN cơ bản đảm bảo trong những năm qua, đáp ứng các nhiệm vụ quan trọng của ngành. Qua quyết toán cho thấy, nhiều địa phương đã tăng chi thêm cho lĩnh vực này so với dự toán Quốc hội quyết định.

Về việc chi chuyển nguồn năm 2018 còn lớn mà đại biểu Mai Sỹ Diến nêu, Bộ trưởng giải thích số tăng chi chuyển nguồn so với năm 2017 chủ yếu là do chuyển nguồn tăng thu năm 2018, kinh phí các địa phương phải dành tạo nguồn cải cách tiền lương,... được chuyển nguồn theo quy định của Luật NSNN. Loại trừ các khoản chuyển nguồn theo cơ chế, chính sách, số còn lại do triển khai chậm, tỷ lệ so với tổng chi NSNN xấp xỉ so với năm trước.

Từ những kết quả trên, bội chi NSNN năm 2018 giảm so với dự toán cả về số tuyệt đối và tương đối, thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ trong điều hành.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thanh Thuỷ (Hậu Giang) cũng nêu ý kiến băn khoăn về bội chi ngân sách địa phương (NSĐP). Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, quyết toán năm 2018 chỉ có 8/31 địa phương có bội chi, với tổng bội chi là 838,9 tỷ đồng. Sau khi bù trừ 6.300 tỷ đồng của các địa phương có bội thu thì về tổng thể năm 2018 NSĐP không có bội chi.

Mặt khác, số bội chi của 8 địa phương đều nằm trong mức bội chi đã được Quốc hội quyết định cho từng địa phương. Như vậy, quản lý bội chi của địa phương là rất tốt.

Kỷ luật, kỷ cương tài chính ở nhiều nơi, nhiều chỗ còn chưa nghiêm

Trong thảo luận tại Quốc hội, một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là kỷ luật, kỷ cương tài chính. Mặc dù đánh giá thời gian qua đã có nhiều chuyển biến trong lĩnh vực này, song Bộ trưởng cũng nhìn nhận, đúng như đại biểu nêu, tình trạng chấp hành kỷ luật quản lý đầu tư, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính NSNN "ở nhiều nơi, nhiều chỗ còn chưa nghiêm, kể cả ở trung ương và các địa phương".

Năm 2018, ngành Tài chính đã thực hiện gần 99 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra; kiến nghị xử lý tài chính 64,7 nghìn tỷ đồng; trong đó, thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế xử lý tăng thu ngân sách gần 18 nghìn tỷ đồng; giảm lỗ 37,4 nghìn tỷ đồng.

Đây là một kết quả rất cao của riêng thanh tra kiểm tra của ngành Tài chính, theo Bộ trưởng. Cùng với đó, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đôn đốc để dần nâng cao tỷ lệ thực hiện các kiến nghị cơ quan thanh tra, kiểm toán.

Miễn, giảm, gia hạn thuế, lệ phí khoảng 200.000 tỷ đồng

Đối với các giải pháp điều hành NSNN năm 2020, do tác động của tình hình thiên tai, dịch bệnh, tình hình kinh tế xã hội và thu, chi, cân đối NSNN năm 2020 đã bị ảnh hưởng lớn. Trước tình hình này, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng phương án điều hành; đề xuất các giải pháp về tài khóa để ứng phó với tác động của dịch bệnh, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.

Theo đó, về ngân sách, đã đề xuất miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp các loại thuế, phí, lệ phí khoảng 200 nghìn tỷ đồng, bao gồm: thực hiện gia hạn 5 tháng tiền thuế và tiền thuê đất cho các DN và hộ kinh doanh; miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng vật tư và thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch Covid-19, vật tư, nguyên liệu đầu vào của các DN da giày, dệt may, chế biến nông, lâm, sản, thủy sản, cơ khí, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp ô tô;

Trình UBTVQH nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc; trình Quốc hội xem xét giảm 30% số thuế thu nhập DN phải nộp năm 2020 đối với DN có quy mô nhỏ;

Trình UBTVQH điều chỉnh giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay áp dụng đến hết năm 2020; trình giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020…

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng phối hợp với các bộ, ngành rà soát cắt giảm nhiều loại phí, lệ phí cho DN và người dân.

Về chi NSNN, bên cạnh việc phải đảm bảo dự toán chi đầu tư năm 2020, NSNN còn phải bố trí nguồn tăng chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ. Đồng thời, ngành Tài chính chủ động tăng cường dự trữ quốc gia, hỗ trợ kịp thời người dân ở những khu vực khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo không ai bị đói.

Mặc dù đến nay chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, song Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, diễn biến thế giới còn rất phức tạp. Với một nền kinh tế hội nhập sâu rộng, có độ mở cao, tác động của đại dịch này tới nền kinh tế là rất nghiêm trọng và có thể kéo dài.

Trên cơ sở kịch bản tăng trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư trình Chính phủ, Quốc hội, Bộ Tài chính đã đưa ra các kịch bản đánh giá tác động đến cân đối NSNN. "Đến nay, kết quả thu ngân sách 5 tháng mới đạt 38,2% dự toán, giảm 9,2% so cùng kỳ và là mức rất thấp từ năm 2014 đến nay. Dự báo, thu NSNN năm 2020 sẽ không đạt dự toán. Theo Luật NSNN, trường hợp thu ngân sách không đạt dự toán, các cấp ngân sách phải rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi" - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng báo cáo trước Quốc hội.

Trên cơ sở thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi, quản lý chặt chẽ sử dụng dự phòng ngân sách, các địa phương sử dụng các nguồn lực hợp pháp khác, bao gồm cả nguồn tăng thu năm 2019 chuyển sang, để đảm bảo cân đối NSĐP, Bộ Tài chính dự kiến trường hợp tăng trưởng GDP khoảng 4,5% thì bội chi khoảng 4,73% GDP, tương ứng tăng 75 nghìn tỷ đồng so với dự toán và tỷ lệ nợ công khoảng 55,5% GDP.

Với trường hợp tăng trưởng GDP khoảng 3,6%, bội chi NSNN sẽ khoảng 5,02% GDP, tương ứng tăng 90 nghìn tỷ đồng so với dự toán và nợ công khoảng 56,4% GDP.

"Tuy nhiên, với cả 2 kịch bản GDP này, dự kiến bội chi NSNN bình quân 5 năm vẫn nhỏ hơn 3,9% và nợ công vẫn dưới 65% GDP, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 25 của Quốc hội" - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.

TC
T oàn cảnh hội trường Quốc hội chiều 15/6.

Phấn đấu giải ngân hết 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Từ nay đến cuối năm, trước tình hình sản xuất kinh doanh và cân đối ngân sách còn khó khăn, lãnh đạo ngành Tài chính nhấn mạnh một số giải pháp cần tập trung.

Theo đó, triển khai có hiệu quả các giải pháp tài khóa hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần khôi phục sản xuất, kinh doanh của DN, đảm bảo nhịp sống sinh hoạt bình thường của người dân, trong khi vẫn phải tiếp tục cảnh giác cao với dịch bệnh; đẩy mạnh các giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, thu hồi nợ thuế, phấn đấu thu NSNN đạt mức cao nhất.

Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương điều hành chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; rà soát để cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020, đặc biệt là các khoản chi mua sắm chưa thực sự cần thiết.

Đẩy nhanh giải ngân, phấn đấu giải ngân hết số vốn kế hoạch đầu tư công năm 2020; đồng thời tranh thủ, đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, để hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, các địa phương chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ, nguồn tăng thu năm 2019 chuyển sang năm 2020 và nguồn lực tại chỗ để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự trên địa bàn và các nhiệm vụ chi cấp thiết phát sinh theo chế độ và hỗ trợ trong trường hợp bị hụt thu; rà soát, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi chưa thật cần thiết để đảm bảo cân đối NSĐP.

Hoàng Yến

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/985d298311.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9

Giải pháp cải tiến năng suất từ loại bỏ các lãng phí trong doanh nghiệp

Thắp lên tinh thần khởi nghiệp

Sun World Fansipan Legend khai mạc Lễ hội Hoa hồng hoành tráng chưa từng có

Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ

Một số khoản chi về môi trường sẽ không còn được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Vietcombank chính thức làm ngân hàng thanh toán cho hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip contactless

友情链接